Thập vị Quan Hoàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Thập vị Quan Hoàng hay còn được gọi là Tứ phủ Quan Hoàng bởi đây là hàng thứ 4 sau Tam tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, và Tứ Phủ Chầu Bà. Thập vị Quan Hoàng gồm có mười vị Quan Hoàng là các hoàng tử được quy về làm con Đức Vua cha Bát Hải Động Đình, đều hầu cận vua cha ở đền Đồng Bằng. Đây là những vị hoàng khi sống thì cứu nước cứu dân, khi mất lại hóa thần phù hộ cho giang sơn xã tắc, cho nhân dân được no ấm yên bình, thật khó có thể kể hết được các công lao to lớn của các vị thánh hoàng này.

Thập Vị Quan Hoàng

Cung thờ Thập vị Quan Hoàng hay Tứ phủ Ông Hoàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bài viết hôm nay, ban biên tập muốn gửi tới bạn đọc toàn cảnh thập vị Quan Hoàng để quý bạn đọc tiện theo dõi và hiểu rõ thêm về các thánh hoàng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ của người Việt.

Quan Hoàng Cả Thượng Thiên (Quan Hoàng Quận)

Quan Hoàng Cả ngài còn được gọi là Quan Hoàng Quận, là vị thánh hoàng đứng đầu trong Thập vị Quan Hoàng , có nhiệm vụ trông coi sổ sách thiên đình. Khi thanh nhàn ngài thường rong chơi khắp chốn, khi trên trời thì bằng con Xích Long, khi dưới mặt nước thì bằng Tam đầu Cửu vĩ, phù hộ cho người làm ăn buôn bán hoặc những kẻ học hành. Quan Hoàng Cả rất ít khi ngự đồng, khi ngự về ông thường mặc áo đỏ thêu rồng, đầu đội khăn xếp có thắt lét đỏ. Ông Hoàng Cả ngự về thường chỉ tấu hương, khai quang.

Đền chính thờ Quan Hoàng Cả ở Lý Nhân, Nam Hà nhưng đã bị phá, nay được thờ phối hương với đền thờ bà Vũ Nương và ở đền Trung suối Mỡ (Bắc Giang)

>>> Xem chi tiết: Sự tích Quan Hoàng Cả và đền thờ ông

Bóng trăng thanh ánh vàng phơi phới
Động Đình hồ Bát Hải Long Vương
Có ông Hoàng Quận phi phương
Khi thăng thượng giới đẹp duyên cưỡi rồng

Quan Hoàng Cả

Quan Hoàng Đôi hay còn gọi là Quan Hoàng Triệu

Quan Hoàng Đôi là vị quan Hoàng thứ hai trong Thập vị Quan Hoàng. Ông giáng trần, đầu thai làm tướng quân Nguyễn Hoàng, tổ tiên của chúa Nguyễn và vua Nguyễn, mở mang bờ cõi nước Nam. Nơi ông đóng quân là đất Triệu Tường, Thanh Hóa nên ông cũng được gọi là Quan Hoàng Triệu, đền thờ chính của ông, đền Quan Triệu, cũng ở đây.

Ông cũng ít khi ngự đồng, nếu có ngự về, ông mặc áo như Ông Hoàng Cả (nhưng màu xanh hoặc vàng). Ông về tấu hương, khai quang rồi múa cờ lệnh (cờ lệnh đại, vuông, ngũ sắc).

“Thỉnh mời đệ nhị Quan Hoàng
Thống trị thiên hạ mọi nơi xa gần.
Thỉnh mời ông Hoàng đế tinh quân
Đệ Nhị ông ở rừng xanh ngự về”

>>> Xem chi tiết:    Thần tích Quan Hoàng Đôi và đền thờ quan

 

Quan Hoàng Đôi

 

Quan Hoàng Bơ Thoải

Quan Hoàng Bơ Thoải là vị thánh hoàng thứ ba trong Thập vị Quan Hoàng, ngài tên thật là Tống Khắc Bính, là thái tử con vua Nam Tống, sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần. Sự tích về Quan Hoàng Bơ Thoải vẫn còn lưu truyền rằng, ngài thường hiện lên thành vị Hoàng Tử dung mạo hơn người, cưỡi cá chép vàng biến trên mặt nước. Đôi khi, ngài lại biến hiện để ngao du thiên hạ, cùng các bạn tiên uống rượu, đánh cờ,… hưởng thử các thú vui của bậc cao nhân. Theo những điển tích còn truyền miệng, ngài là người em thân cận của Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ, khi rảnh rỗi ngài thường rong chơi khắp chốn trên thuyền rồng. Nhưng thấy cảnh dân chúng còn nghèo khổ lầm than, ông đã nhận lệnh Vua Cha lên làm khâm sai cõi phàm trần, mở hội Phúc Duyên, giáng phúc cho dân buôn bán làm ăn thuận buồm xuôi gió, người có học đỗ đạt thành tài, xã hội bình an yên ấm.

Quan Hoàng Ba có ba đền thờ, một tại Hàn Sơn Thanh Hóa, một ở Thái Bình (đền Hưng Long), một ở đền Vạn Ngang, Đồ Sơn. Mỗi nơi có một thần tích khác nhau về ông nhưng tựu chung lại trong tâm thức của người dân, ông Hoàng Bơ hầu Mẫu, phụng sự ở Thoải cung. Vậy nên khi ngự đồng, ông mặc đồ trắng.

Biến lên mặt nước lạ lùng
Ông Hoàng Bơ Thoải chân dung khác thường
Ông Bơ Thoải đường đường dong mạo
Mặt nhường gương tiết tháo oai phong

>>> Xem chi tiết : Quan Hoàng Bơ Thoải là ai, sự tích và đền thờ Quan Hoàng Bơ

 

Quan Hoàng Bơ Thoải

 

Quan Hoàng Tư và hiện thân tướng Nguyễn Hữu Cầu

Quan Hoàng Tư là người con thứ tư của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình có sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần Thủy Cung Hoàng Tử. Là vị Thánh Hoàng thứ tư trong Thập vị Quan Hoàng, đứng sau Quan Hoàng Bơ Thoải và đứng trước Quan Hoàng Lục, trong dân gian còn gọi ngài là Quan Hoàng Tư Thủy Cung bởi ngài là thứ tư trong Tứ Phủ quan Hoàng được vua cha giao cho quản cai miền thủy cung điện ngọc, coi giữ sổ đền rồng.

Có tài liệu cho rằng Quan Hoàng Tư có giáng sinh và đó chính là Tướng quân Nguyễn Hữu Cầu (Quận He) vị lãnh tụ trong cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu lẫy lừng vào thời vua Lê Trung Hưng.

>>> Xem chi tiết:  Sự tích Quan Hoàng Tư và đền thờ quan

Quan Hoàng Tư

 

Quan Hoàng Năm hiện thân tướng quân Hoàng Công Chất

Quan Hoàng Năm là thánh hoàng thứ năm thuộc hàng Thập vị Quan Hoàng. Ngài không giáng trần nên không có đến thờ riêng và cũng không có thần tích về ngài. Ngài có nhiệm vụ gì trên thiên cung cũng không ai được rõ và cũng không ai biết Ngài có thể phù hộ cho dương gian được những điều gì. Đó là những gì các cụ đồng cựu kể. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng Ngài có giáng trần và hiện thân của Ngài chính là Tướng Quân Hoàng Công Chất.

Rất rất hiếm khi Quan Hoàng Năm ngự đồng, nếu có thì khi ngự đồng Ngài mặc áo xanh thêu rồng kết uốn hành hình chữ thọ, đầu chít khăn mỏ rìu hoặc đi nét xanh, mạng chéo, đi ghệt tay và ghệt chân. Sau khi làm lễ khai quang, Ngài ngự tọa, hiến tửu, nghe văn rồi xe giá.

 

>>> Xem chi tiết: Sự tích Quan Hoàng Năm và tướng quân Hoàng Công Chất

 

Quan Hoàng Năm

 

Quan Hoàng Lục và hiện thân An Biên tướng quân

Quan Hoàng Lục là vị quan hoàng thứ sáu thuộc hàng Thập vị Quan Hoàng, ngài là con trai thứ sáu của vua Cha Bát Hải Động Đình. Sự tích về Quan Hoàng Lục không được lưu lại chính xác, một trong số đó câu chuyện về An Biên Tướng Quân được cho là hiện thân của Quan Hoàng Lục là được lưu truyền rộng rãi hơn cả.

Trong hàng tứ phủ Quan Hoàng, Quan Hoàng Lục ngài đứng sau Quan Hoàng Năm và đứng trước Quan Hoàng Bảy.  An Biên Tướng quân hiện thân của Quan Hoàng Lục lại được xem là tù trưởng ông vua của người Tày cai quản vùng đất Cao Bằng ngày nay.  Không giống như những vị quan hoàng khác, Quan Hoàng Lục rất ít khi về ngự đồng. Chỉ khi nào đến ngày tiệc chính hoặc thỉnh ông tại đền thờ chính thì ông mới về ngự đồng. Khi về ngự đồng, ông mặc áo đỏ, cũng có nơi khi hầu đồng quan mặc áo đen hoặc áo xanh thêu rồng hình chữ thọ và khoác áo choàng. Khi làm việc, ông khai quang, múa cờ, múa kiếm. Rồi ngự tửu nghe văn và xe giá.

>>> Xem chi tiết : Sự tích Quan Hoàng Lục và câu chuyện về An Biên tướng quân

 

 

Quan Hoàng Bảy vị thánh hoàng lừng danh đất Bảo Hà

Quan Hoàng Bảy là một nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam, còn trong Tín ngưỡng thờ Mẫu, ông là một trong những vị thánh được người trong và ngoài đạo nhắc đến nhiều nhất. Trong Thập vị Quan Hoàng, ngài đứng thứ bảy sau Quan Hoàng Lục An Biên và đứng trước Quan Hoàng Tám Bát Nùng. Ngài là một trong mười vị Quan Hoàng trong Tứ phủ Quan Hoàng được nhân dân  tôn kính phụng thờ hầu khắp các đền điện phủ trong hệ thống thờ Mẫu đều có ban thờ Ngài.

  • Tên húy của ngài: Nguyễn Hoàng Bảy.
  • Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần.

Hoàng Nhắn ai lên đất bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên
Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích
Hoàng Bảy Bải Hà thực đích trung quân
Sinh thời làm tướng trung thần
Mán nùng sơn trại muôn dân quy đầu

>>>   Xem chi tiết:    Sự tích Quan Hoàng Bảy vị thánh hoàng lừng danh đất Bảo Hà

Sự tích Quan Hoàng Bảy

 

Quan Hoàng Bát Nùng Chí Cao đất Cao Bằng

Trong số Thập vị Thánh Hoàng của Tứ phủ, Quan Hoàng Bát xếp hàng thứ tám, trước Quan Hoàng Chín Cờn và sau Quan Hoàng Bảy Bảo Hà  trong hàng Thập vị Quan Hoàng , ngài là một nhân vật có thật trong lịch sử, là một vị tướng tài, anh hùng dân tộc của dân tộc Tày – Nùng ở miền đất Cao Bằng thượng cổ.

Quan Hoàng Bát Nùng tên thật là Nùng Chí Cao, ngài sinh sống vào khoảng thế kỷ XI dưới thời vua Lý Thái Tông. Ông là con thủ lĩnh Nùng Tôn Phúc và bà A Nùng. Năm Tân Tỵ, vua Lý Thái Tông cử một tướng ẩn danh lên thuyết phục Nùng Trí Cao không theo nhà Tống.

Ngài được người Tày ở vùng đất Quảng Nguyên, tức Cao Bằng ngày nay suy tôn làm thủ lĩnh. Sau này, ông còn được nhà Lý phong làm Thái Bảo tướng quân và giao trọng trách trấn giữ, bảo vệ bình an cho vùng đất biên cương Cao Bằng.

“Gương anh dũng ngàn xưa lưu để
Đất Cao Bằng tú khí chung linh
Trời Nam có Đức Thánh linh
Họ Nùng – Đệ Bát anh linh tuyệt vời”

>>> Xem chi tiết: Sự tích Quan Hoàng Bát Nùng Chí Cao đất Cao Bằng

Quan Hoàng Bát Nùng Chí Cao

 

Quan Hoàng Chín Cờn Môn

Quan Hoàng Chín Cờn Môn hay còn gọi là Ông Chín Cờn, ngài là con đức Vua Cha Bát Hải. Là vị thánh hoàng thứ chín trong hàng Thập vị Quan Hoàng. Ngài đứng trước Quan Hoàng Mười và đứng sau Quan Hoàng Tám Bát Nùng. Cuộc đời và sự nghiệp của ngài gắn liền với địa danh cửa Cờn (Nghệ An), cũng chính vì thế nhân dân còn gọi là Ông Cờn Môn nổi danh thanh liêm, cứu dân, giúp nước và luôn trợ người hữu duyên.

Hương một triện lòng thành dâng tiến
Cung thỉnh mời Ông Chín Cờn Môn
Khâm thừa thượng đế chí tôn
Sai Quan Hoàng Chín Cờn Môn giáng trần

>>> Xem chi tiết: Sự tích Quan Hoàng Chín Cờn Môn và đền thờ quan

Quan Hoàng Chín đề thơ

 

Quan Hoàng Mười vị thánh hoàng linh thiêng nhất đất Nghệ An

Quan Hoàng Mười, hay Ông Hoàng Mười Nghệ An, là vị Thánh hoàng thứ mười nổi danh tài hoa, sang trọng, văn võ kiêm toàn trong Thập vị Quan Hoàng. Huyền tích về Quan Hoàng Mười nổi tiếng khắp miền trời Nam. Trong dân gian có nhiều sự tích kể về Thánh Hoàng, tương truyền Ông giáng trên đất Nghệ An, với nhiều công lao với dân với nước, chiến công hiển hách, vì vậy được nhân dân khắp noi hương khói  phụng thờ trong hầu khắp các đền phủ có thờ tín ngưỡng thờ Mẫu ở bất cứ tỉnh thành nào.

Ngoài ra Ông Hoàng Mười cũng là một trong các thánh hoàng thường hay về giá ngự đồng nhiều nhất, hầu như thanh đồng nào khi loan giá đều cung thỉnh Thánh Hoàng Mười giá ngự.

 

“Trấn thủ Nghệ An Quan Hoàng Mười ngài trấn thủ Nghệ An
Về huyện Thiên Bản ngài được làm quan đất Phủ Dầy”

 

Xem chi tiết:

 

Quan Hoàng Mười

 

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *