Đền Quan Hoàng Mười nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Theo ghi chép, đền được xây dựng vào năm 1634, từ thời hậu Lê. Trải qua lịch sử, đền bị phá huỷ. Năm 1995 đền được xây dựng lại, giờ trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng của tỉnh Nghệ An.
Các bài hát văn Quan Hoàng Mười
Sự tích Quan Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An
Quan Hoàng Mười vị thánh hoàng linh thiêng nhất đất Nghệ An
Đền được xây dựng từ thời Hậu Lê thờ các vị phúc thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ của người Việt Nam, trong đó nhân vật chính là Quan Hoàng Mười, người có công hộ quốc bảo dân, được nhân dân khắp mọi miền ngưỡng mộ và tôn kính. Ngoài ra đền còn thờ các vị phúc thần như: Phúc Quận công Trịnh Trung, Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Nguyễn Duy Lạc, Song đồng Ngọc nữ.
Đền Quan Hoàng Mười là địa điểm tâm linh thu hút du khách thập phương.
Đền Quan Hoàng Mười dù trải qua lịch sử, bị hư hỏng, đền được phục dựng theo quy mô truyền thống, gồm tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu. Tại đền giữ 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.
Khu đền Quan Hoàng Mười chính gồm ba tòa điện, là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Công trình này mang kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn. Hiện tại, đền tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng một ha.
Năm 2002, Đền ông Hoàng Mười được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa. Năm 2018 Đền được công nhận là điểm Du lịch văn hóa tâm linh; năm 2019 lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chính điện Đền Quan Hoàng Mười
Vật liệu dựng đền sau này đều làm bằng gỗ, được chạm trổ công phu với các hoạ tiết long, lân, quy, phụng. Tam quan nằm liên tiếp nhau và sâu vào bên trong. Khách đi lần lượt từ Thượng điện cho đến Hạ điện. Quan sát từ bên ngoài, khách sẽ bắt gặp hình ảnh mái ngói có tạo hình rồng ở chóp – lối kiến trúc điển hình thường thấy ở các ngôi đền, chùa Việt.Ngoài thờ ông Hoàng Mười, đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ, mà người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
>>> Đọc thêm: Quan Hoàng Mười vị thánh hoàng linh thiêng nhất đất Nghệ An
Quan Hoàng Mười là nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt. Hàng năm, khu di tích đền Quan Hoàng Mười thường đón hàng trăm nghìn du khách vào mùa lễ hội. Không chỉ đến để cầu nguyện mà du khách còn có dịp khám phá nét tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Được xem là một trong sáu ngôi đền thiêng lớn nhất Nghệ An, đền Quan Hoàng Mười mỗi năm đền đón hàng vạn người dân xứ Nghệ và du khách thập phương đến chiêm bái, cầu an, cầu lộc. Trong đó, nhộn nhịp nhất là hai kỳ lễ hội lớn: Lễ hội khai điểm vào rằm tháng 3 (âm lịch) và Lễ hội giỗ Quan Hoàng Mười từ ngày 8/10 đến 11/10 (âm lịch). Trong đó, giỗ ông Hoàng Mười được coi là mùa tạ lễ quan trọng nhất.
Đền Quan Hoàng Mười Nghệ An cũng là một trong những nơi diễn ra Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm…Lễ hội đền Quan Hoàng Mười thực sự là dịp để tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời cũng là dịp để du khách thập phương hành hương về với Nghệ An – vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử, yêu nước và cách mạng, nơi đã sản sinh, nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài, khoa bảng, nhiều tấm gương kiên trung, nghĩa liệt mà cuộc đời, sự nghiệp của họ đã làm rạng ngời quê hương, đất nước. Khi diễn ra, phần lễ được tổ chức trang trọng, linh thiêng với đầy đủ các nội dung như: Lễ Khai quang, Yết cáo, Lễ rước, Đại tế, Lễ tạ.
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official
Có thể bạn quan tâm
Tiểu sử Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy (chép theo Ngọc phả)
Chép theo ngọc phả thời tiểu sử Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy thực là giản...
Những lưu ý khi thờ Đức Thánh Trần tại gia ?
Ở nước ta, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần tại gia từ lâu cũng đã...
Chùa Tiên Hương Phủ Dầy tổ chức đại lễ Phật đản năm 2022
Ngày 8/5/2022 (nhằm ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Dần), tại chùa Tiên Hương thuộc...
Sự tích Cô Chín Suối Rồng Đồ Sơn linh thiêng đất cảng
Đền Cô Chín Suối Rồng linh thiêng đất cảng từ lâu đã trở thành một...
Ngọc Hân Công chúa là ai và đền thờ ở đâu ?
Ngọc Hân Công Chúa sinh ngày 27/4/1770, người có mối tình đẹp với người anh...
Mẫu Thượng Ngàn Nhạc Tiên Sơn Lâm Công Chúa
Mẫu Thượng Ngàn Nhạc Tiên Sơn Lâm Công Chúa hay bà Chúa Thượng Ngàn là...
Bài cúng vào hè tại gia
Lễ cúng vào hè là một trong những nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng...
Thập nhị Tiên cô phối thờ trong hệ thống tứ phủ
Nội dung bài viếtThập nhị Tiên cô là ai ?Cô Cả Đệ Nhất/Cô Cả Núi...