Trong các giá hầu, có thể nói phần trang phục khi hầu giá Tứ phủ Thánh cô là rườm rà và cầu kỳ hơn cả. Mỗi cô lại có một nét trang phục khác biệt, không như Tứ phủ Chầu Bà.
>>> Xem thêm:
- Trang phục khi hầu các vị Tứ phủ Thánh bà
- Khăn áo trong nghi lễ hầu đồng
- Trang phục hầu đồng các giá Tứ phủ Thánh Hoàng
Trang phục khi hầu giá Tứ phủ Thánh cô
Cô Đệ Nhất Thượng Thiên áo thêu hoa, thêu phượng màu đỏ, hoặc gấm lụa đỏ dẹt hoa, cổ đeo chuỗi hạt (xưa kia không mặc quầy). Ngày nay có thể mặc thêm quầy cho yểu điệu thướt tha. Đầu đội khăn xếp chít nét ngang màu đỏ trâm cài hoa giắt, tay đeo hoãn vàng.
Cô Đôi Thượng Ngàn lại mặc áo cõn xanh lá cây thêu hoa hoặc gấm dệt, mặc quầy thắt đai, cổ đeo kiềng bạc, tay đeo hoãn bạc, đầu chít khăn củ ấu, hoặc tết bông hoa theo lối thượng ngàn sơn trang. Nhưng ngày nay, một số thanh đồng trang phục Cô Đôi Thượng lại lên giống như hầu các cô dưới trung châu, như Cô Đệ Nhất, Cô Bơ Thoải Cung hoặc Cô Chín Sòng Sơn mặc áo dài, đội khăn xếp chít nét ngang màu xanh, điều này không phù hợp với cảnh thượng ngàn sơn trang.
Cô Bơ Thoải Cung ngự áo trắng thêu phượng thêu hoa, hoặc áo gấm, áo lụa dệt hoa dệt phượng, có thể mặc áo năm thân trắng, vai vắt hai tràng mạng nhỏ màu trắng thêu hoa hoặc thêu phượng, cổ đeo chuỗi hạt, tay đeo hoãn vàng, thắt đai ba màu, xà tích vắt ngang, đầu đội khăn xếp nhỏ chít nét ngang ba màu, xanh hồng trắng., đầu lược ngà chải chuốt, trâm hoa cài đủ sắc xinh tươi. Xưa kia cô không mặc quầy, ngày nay có thể mặc thêm quầy tạo sự mềm mại khi ngự đồng làm việc. Khi hầu Cô Bơ, có thanh đồng đầu không đội khăn xếp mà lại tết hoa bằng vải voan trắng tạo ra hình bông hoa trên đỉnh đầu đúng hình tượng của Thủy cung tiên nữ. Có thanh đồng lại hầu Cô theo lối khăn áo dân gian như thắt yếm, mặc quần đen, áo cánh cổ thìa, dải đai ngang lưng, mặc áo tứ thân mớ ba (tức ba áo mỏng ba màu chồng lên nhau) buộc vạt, cổ đeo chuỗi hạt, tay đeo hoãn vàng, đầu vấn tóc đuôi gà hoa cài trâm giắt, chít nét ngang ba màu dịu nhẹ thanh cao.
Cô Tư lại mặc áo dài vàng hoặc màu hoa hiên, với hình tượng giống Cô Đệ Nhất
Cô Năm Thượng Sơn Trang mặc áo cõn xanh da trời, quầy đen hoặc quầy xanh, khăn chít củ ấu hoặc tết bông hoa, cổ đeo kiềng bạc, tay đeo hoãn bạc.
Cô Sáu Lục Cung trong văn miêu tả Cô rất rõ ràng về trang phục : “áo lam ngắn vạt, rông tay, khăn chít củ ấu, tóc mây hoa cài”. Cô mặc quần lửng, chân cuốn xà cạp. Thực tế người dân toocjtrene đền cô đều không mặc quầy lửng mà mặc quần, chân quần cuốn xà cạp khi đi rừng làm ruộng, nhưng khi hầu Cô Sáu khoogn thể mặc áo ngắn vạt với quần trắng hạ y được phải cải biên mặc quầy lửng, cổ đeo kiềng bạc, tai đeo hoãn bạc, sau lưng có chiếc gùi hoa lên rừng.
Cô Tám đồi chè thì mặc áo cõn xanh mang lối người Mường Thanh Hóa, cũng quầy đen, áo cõn, đai xanh, chít khăn Mường xanh giống như hầu chúa Thác Bờ, hoặc tết khăn bông hoa xanh, vai gánh đôi lãng hoa hay gánh hai lẵng trà.
Cô Chín Cửu Tỉnh Sòng Sơn ngự áo hồng hoặc màu cánh sen nhạt thêu phượng, thêu hoa, hoặc áo gấm áo lụa, cổ đeo sây thêu phượng, lưng thắt đai lụa đai thêu, có thể mặc áo tứ thân hoặc áo ngũ thân, hoặc cũng có thể mặc quầy hồng cho duyên dáng, mặc dù xưa kia các bậc tiền bối không mặc quầy. Dội khăn xếp đỏ hoặc xếp hồng chít ngang màu hồng, đầu lược giắt trâm cài. Cũng có thanh đồng hầu cô trên đầu tết bông hoa bằng vải voan hồng cài hoa cài lá trông đẹp, cổ đeo chuỗi hạt, hoa tai vàng. tay múa đôi quạt dịu dàng cách điệu tựa thể tiên ngan giáng trần.
Cô Bé Thượng ngàn sơn trang cũng có thể theo từng vùng miền mà có trang phục rất đa dạng phong phú. Nhưng thời xưa, đa phần các thanh đồng hầu cô bé đều mặc đôi áo lá hai màu hoặc hai tấm thổ cẩm vắt chéo vai, cổ đeo kiềng bạc, tai đeo hoãn bạc tròn, lưng thắt đai thêu, hoặc dùng trấn ngực thêu hoa thêu phượng, chân và tay đều cuốn xà cạp, lưng đeo cung tiễn. Bây giờ ta có thể mặc thêm quầy cho đẹp, đầu tết boong hoa xanh hoặc hoa bằng khăn thổ cẩm, tay múa đôi mồi lửa. Có thanh đồng hầu cô mặc áo cõn xanh, cõn đen, cõn các mầu, mặc yếm, mặc quầy, kiềng hoa hoãn hột xinh xắn, bên sườn đeo dao quai, túi vóc, đai xanh giọt ngắn giọt dài, đầu tết bông hoa bằng vải voan màu xanh, vải thổ cẩm, hoặc chít khăn củ ấu thượng du. Cũng có thanh đồng hầu cô mặc áo cõn, quầy lửng đến đầu gối, váy xòe sặc sỡ, chân cuốn xà cạp, cổ kiềng bạc, tai đeo khuyên tròn bạc, tay đeo bộ vòng bạc, đầu đội khăn thổ cẩm cuốn quanh đầu đúng hình khăn xếp cài hoa, cài lược, đai lưng có ba dải khổ, một dải to đằng trước, hai dải nhỏ đằng sau, dáng hình người dân tộc Mông. Trang phục Cô Bé nói chung rất đa dạng và sặc sỡ với nhiều hình thực khác nhau, tùy từng địa danh vùng miền mà nơi cô bé giá ngự, hình thức này tạo nên sự trẻ trung kiều diễm của riêng Cô Bé Thượng Ngàn.
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube
Có thể bạn quan tâm
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...
Hình ảnh khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11/4/2024, tức ngày mùng Ba tháng Ba năm Giáp Thìn, tại sân vận...
Chính thức Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11 tháng 4 (tức mồng 3 tháng 3 âm lịch), tại sân vận...