Trang phục khi hầu các vị Tứ phủ Thánh bà

Sau hàng Quan lớn Tứ phủ là tới hầu các vị Thánh Bà, trong bài viết này xin cung cấp một số thông tin liên quan đến trang phục khi hầu giá tứ phủ thánh bà, đây là các vị thánh bà cận kề bên cạnh Đức Thánh Mẫu thần chủ.

 

>>> Xem thêm:

 

Trang phục khi hầu các giá Tứ phủ Thánh bà

Sang đến phủ các Thánh bà thì trang phục hầu đồng đa dạng và phong phú hơn vì tùy theo từng vùng miền mà trang phục các Thánh khác nhau về kiểu cách và mùa sắc, nhưng nhìn chung, áo thánh bà có thể thêu phượng thêu hoa hoặc áo gấm, áo lụa dệt phượng, dệt hoa may theo lối năm thân khuy cài nách, hoặc áo tứ thân xẻ giữa thân trước. Xưa kia các thanh đồng tiền bối hầu Chầu Bà ít mặc quầy. Để tạo nên sự mềm mại và duyên dáng cho các thánh bà, ngày nay đa phần các thanh đồng đều mặc quầy, cạp  quấn quanh lưng, gấu quầy dài đến mắt cá chân, màu đen thêu hoa hay thêu thủy ba. Cũng có thanh đồng thích đơn giản để trơn không thêu. Các thánh bà vùng trung châu khi ngự đồng thì choàng hăn voan mỏng thêu phượng, thêu hoa trên đầu.

Về trang phục: Chầu Đệ Nhất áo đỏ, khăn choàng đỏ; Chầu Đệ Nhị áo xanh, khăn choàng xanh; Chầu Đệ Tam áo trắng, khăn choàng trắng; Chầu Đệ Tứ áo vàng, khăn choàng vàng; Chầu Cửu áo đỏ, khăn choàng đỏ hoặc màu cánh xen. Riêng Chầu Đệ Tứ khâm sai tứ phủ nên nhiều thanh đồng tiền bối khi hầu Ngài có thể sử dụng khăn áo là một trong bốn màu đỏ, xanh, trắng và vàng. Các Thánh bà trên cổ đều đeo chuỗi hạt tùy theo điều kiện của thanh đồng, hoặc đeo diều sây thêu phượng thêu hoa, lưng thắt đai dải lụa các màu khác với màu áo cho nổi, thả cả dải về đằng trước. Tai đep hoãn vàng, hoãn bạc hình hoa hình phượng, tay đeo vòng vàng, đầu trâm hoa cài, chân đi hài phượng, hài hoa, tay cầm quạt, cầm khăn.

 

tứ phủ thánh bà

Các Thánh bà miền sơn trang núi rừng thì khăn áo theo vùng miền sơn trang, màu sắc và bản sắc dân tộc thiểu số khác nhau nhưng vẫn có cốt cách chung là: khăn chít củ ấu, đầu trâm hoa cài, cổ vắt hai tràng mạng trước ngực và có hai dải vải buộc vòng sau lưng buộc về đằng trước, thả hai dải một ngắn một dài. Trên đai có giắt dây xà tích bạc, có ống vôi trầu con dao bài, ống thuốc lào ….; cổ đeo kiềng bạc, tay đeo khuyên tròn bạc. Đôi bên sườn có túi trầu, túi dao thêu. Cũng mặc quầy hoặc chân cuốn xà cạp tạo dáng vẻ người sơn trang. Ví dụ: Chầu Đệ nhị mặc áo xanh lá cây, Chầu Lục Cung Nương mặc áo xanh lam; Chầu Mười mặc áo xanh chàm sẫm hoặc thời vây giờ Chầu Mười mặc áo màu vàng; Chầu Bé mặc áo tứ thân xanh lục, khăn củ ấu màu lam, thắt đai xanh, còn Chầu Bát mặc áo màu vàng, đội khăn xếp chít nét màu vàng, có thể giắt cờ nhỏ sau lưng tạo hình tượng một vị nữ tướng. Không nên mặc bộ áo giáp vàng đội mũ tướng khi hầu Bà, để bảo tồn nề nếp của các thanh đồng tiền bối, không “sân khấu hóa” phá đi nét đẹp truyền thống cổ truyền của dân tộc.

 

 

Thanh đồng hầu giá Chúa Bà Thác Bờ thì mặc áo cõn trắng ngắn đến bụng, quầy đen thắt đai xanh và giắt dao quai, túi vóc, xà tích bạc, quấn quanh lưng miến thổ cẩm đỏ, khăn trắng trâm hoa, cổ không đeo kiềng bạc như các chúa, tai đeo hoẵn bạc, tọa nét thanh cao của người Mường ở Hòa Bình.

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *