Trong bài viết này, xin bàn tới vấn đề khăn áo trong nghi lễ hầu đồng. Hầu đồng là hình thức tiên thánh tứ phủ nhập đồng ảnh bóng vào thanh đồng, tái hiện hình tượng của Tiên Thánh giáng hạ trần gian và gần gũi với cuộc sống con người.
Khăn áo trong nghi lễ hầu đồng
Do bản sắc văn hóa các vùng miền khác nhau chúng ta thấy rõ sự phong phú về hình thái, màu sắc, và sự kỳ công, khéo léo của các nghệ nhân làng thuê qua đường kim mũi chỉ thể hiện trên khăn áo trong nghi lễ hầu đồng. Nào là rồng, nào phượng, thủy ba, hoa văn tuyệt sắc và những đường may, kiểu cách duyên dáng của các thợ may khăn áo chầu áo ngự. Cũng không thể không nhắc tới những người hầu dâng (tay quỳnh tay quế) lên khăn áo, bởi chính họ, bằng sự tài hoa của mình, đã tạo lên bao nét đẹp cổ truyền cho văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian Việt Nam.
>>> Xem thêm:
- Nghi lễ mở phủ trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
- Hầu đồng cần chuẩn bị những gì ?
- Việc ban khen trong hầu đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Các bậc tiền bối xa xưa đã hình dung ra được hình ảnh, hình tượng, trang phục của các vị tiên thánh khi nhập đồng ảnh bóng gần gũi trần gian. Không giống hình ảnh của các pho tượng thờ tại các đền phủ là các quan đội mũ cánh chuồn, các nữa thần đội mũ phượng, khi hầu đồng, trang phục hầu thánh trang nghiêm mà vẫn rực rỡ muôn màu theo từng tòa, từng phủ, với đầy đủ trâm hoa đai nét, mạng, kiềng hoa, hoãn hột.
Khăn áo hầu thánh của các thanh đồng đa phần được làm từ gấm, lụa có thể của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc một số quốc gia khác. Áo của các vị thánh nam được dệt từ gấm và có hoa văn hình rồng, ổ rồng, ổ ngũ phúc, chữ thọ …còn áo của các vị thánh nữ dệt phượng, dệt công, hoặc cành hoa, hoa tứ quý, thanh đồng nào có điều kiện kinh tế thì có áo thêu rất tinh xảo bằng sợi tơ bóng, kim tuyến, hoặc đơn giản hơn thì thêu bằng sợi len các màu.
Tôn vinh giá trị được làm con nhà Thánh, các bậc tiền bối có câu “sạch sành sanh mới được manh áo đỏ”, với nhã ý được ngự áo nhà thánh là việc không đơn giản, phải có đức tin thành kính, khi khó khăn vất vả nếu có đức tin sẽ được Thánh phù, thánh độ, được làm con nhà thánh. “Áo đỏ” ở đây là áo Công đồng, cùng với khăn phủ diện màu đỏ, chính là khăn áo bản mệnh của thanh đồng (khăn áo bắt buộc phải có riêng và sẽ theo suốt cuộc đời hầu Thánh của thanh đồng). Khi đi trình trầu lễ cáo với tiên thánh ở đền phủ, thanh đồng phải đem theo khăn áo bản mệnh đi trình để hấp thu linh khí.
Tiếp theo, mỗi thanh đồng còn phải có một bộ áo hạ y hay còn gọi là áo lót mình màu trắng, tỏ sự thanh bạch, cốt cách trong trắng trang nghiêm của thanh đồng trước khi vào hầu thánh. Màu trắng cũng là màu làm nền cho tất cả các màu sắc khác. Trong tranh, ảnh cổ vẽ chụp quan lại triều Nguyễn, trong trang phục đại triều đều mặc quần trắng chứ không mặc quần màu khác. Vậy khi hầu Quan lớn, Ông Hoàng, mà ống quần lại là màu sắc sặc sỡ , hoặc dệt hoa, thêu hoa thì sẽ ảnh hưởng tới sự trang nghiêm của các tôn thánh. Trước kia, một bộ hạ y màu trắng gồm quần trắng, gấu quần khâu bản to, khoảng 4-5cm, rộng khoảng 25-28cm, áo cánh trắng, may theo lối nam, nữa khác nhau, áo dài trắng ngắn hơn áo hầu quan lớn khoảng 10cm, vạt gấu khâu to nếu thanh đồng là nam, vạt gấu khâu nhỏ nếu thanh đồng là nữ, và ống tay đều may nhỏ ngắn hơn áo hầu; và có một đôi tất trắng. Xưa kia các thanh đồng không đi hài, đi giày khi hầu các giá, nhưng theo điều kiện bây giờ, có thể sử dụng thêm đôi giày, đôi hài cho đẹp, tuy nhiên không nên đi hia, vì đi hia chỉ hợp với đội mũ cánh chồn mà thôi.
Các giá đồng đều đa phần đội khăn xếp rồi lên khăn,các quan lớn, thánh hoàng đều có các dải nét, các chầu, chúa, thánh cô có thể lên khăn choàng, khăn buồm hoặc khăn củ ấu, dải nét phù hợp với từng giá đồng. Xưa kia khăn xếp đa phần chỉ có màu đỏ bằng dải lụa xa tanh, hoặc nhung nỉ, các nếp nhăn ít và mỏng hơn bây giờ, tạo nét duyên dáng cho khuôn diện thanh đồng. Để phong phú hơn bây giờ khăn xếp có thể mang nhiều mầu sắc khác nhau dựa theo trang phục, theo màu áo, nhất là Thánh bà, Thánh cô, còn riêng quan lớn vẫn giữ nguyên màu đỏ, chỉ thay đổi dải nét theo màu áo của Quan lớn đó thôi để tạo sự uy nghiêm của các quan khi nhập đồng.
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube
Có thể bạn quan tâm
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...
Hình ảnh khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11/4/2024, tức ngày mùng Ba tháng Ba năm Giáp Thìn, tại sân vận...
Chính thức Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11 tháng 4 (tức mồng 3 tháng 3 âm lịch), tại sân vận...