Kế tiếp bài viết Khăn áo trong nghi lễ hầu đồng, trong bài viết này xin gửi tới bạn đọc thông tin về trang phục khi hầu các giá Quan lớn. Đây là hàng các quan lớn trong hệ thống thần linh tứ phủ, để tỏ rõ sự uy nghiêm và quyền uy của từng vị quan lớn, các thanh đồng cần lưu ý một số điểm về phục khi hầu các giá Quan lớn Tứ phủ.
>>> Xem thêm:
- Nghi lễ mở phủ trình đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
- Nghi lễ tôn nhang bản mệnh (đội bát nhang)
- Ngũ Vị Tôn Quan là ai ?
Những lưu ý về trang phục khi hầu các giá Quan lớn Tứ phủ
Trang phục của các Quan lớn: Quan Đệ Nhất màu đỏ, Quan Đệ Nhị màu xanh, Quan Đệ tam màu trắng, Quan Đệ tứ màu vàng. Quan Đệ Ngũ màu lam. Áo dài may năm thân (áo có khuy cài nách) hai tà trước, hai tà sau và một tà phụ ở bên trong (vì khi xưa khổ dệt vải nhỏ nên mỗi thân áo phải may nối liền lại để khổ vải lớn vừa thân người). Áo các quan lớn có thêu rồng, hổ phù, tức là mặt rồng nhìn thẳng, hoặc thêu bối tử vuông trước ngực, thân rồng uốn lượn xen lẫn đoản mây, trên ngực áo thêu ổ rồng mây hình lá xen bao quanh viền cổ. Cổ áo có hai rồng chầu, gấu áo thêu thủy ba sóng gợn hoặc cá hóa rồng xen lẫn thủy ba, tay áo có thể thêu thủy ba cửa tay hoặc viền đường chữ chiện xen lẫn rồng mây.
Trang phục các quan lớn có thể cũng có thể làm từ vải gấm dệt ổ hoa, chữ thọ chữ phúc , dơi chầu,hoặc dệt hình rồng lẫn mây, trên vai vắt một mạng chéo thêu rồng chầu mặt nguyệt từ bên trái kéo xuống sườn bên phải. Trước đây, áo quan lớn bằng gấm phổ biến hơn áo quan lớn thêu chữ, thêu kim tuyến như bây giờ. Khi lên áo quan lớn có thêm thẻ bằng ngà ghi hiệu tôn quan, hoặc ghi chung là Ngũ vị Tôn Quan hoặc Ngũ vị Tôn Ông, hay Ngũ Vị Vương Quan, hoặc cũng có thể ghi là Tứ phủ công đồng, được cài vào khuy áo ngực bên tay phải. Lưu ý khi hầu giá quan lớn không được đeo kiềng, đeo khánh, không được đeo các chuỗi hàng tràng như thể quan tướng nhà Minh, nhà Thanh bên Trung Quốc, sẽ làm mất đi sự uy nghiêm của các Đức Tôn Quan.
Đầu đội khăn xếp đỏ, trên vành khăn gắn nét thêu rồng chầu mặt nguyệt, theo màu áo của tôn quan, đầu búi tóc thật hoặc tóc giả, cài trâm hoặc giắt lược theo lối các vị Thánh nam, chứ không như trâm hay lược của các Thánh bà, Thánh cô. Lưng thắt đai lụa buộc bên sườn phải, nếu là trang phục bằng gấm, còn đối với áo thêu rồng , gấu thủy ba theo lối trang phục đại triều nên dùng đai gộp thêu các ổ tứ linh, hổ phù, hay lưỡng long chầu nguyệt sẽ phù hợp hơn. Ngày nay các thanh đồng dùng đai hộp gắn ngọc, gắn đá hình tròn lẫn với hạt đá óng ánh giả kim cương là theo lối hiện đại, song vẫn duy trì bảo tồn các đai Quan lớn thêu rồng để thế hệ thanh đồng sau được biết. Các Quan lớn có thể đi hài, đi giày thêu rồng, hoặc gấm dệt mây dệt thọ. Nhờ vào trang phục trên và dựa theo màu sắc áo, chúng ta có thể nhận biết danh tính từng vị Tôn quan.
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube
Có thể bạn quan tâm
Chùa Tiên Hương tổ chức Đại lễ Phật đản 2023
Sáng ngày 24/5, tại chùa Tiên Hương, xã Kim Thái, Ban trị sự Giáo hội...
Chúc mừng Đại Lễ Phật đản 2023 – Phật lịch 2567
Nhân dịp Lễ Phật đản 2023 – Phật lịch 2567, vào sáng ngày 23/5, ông...
Tiên Phả Dịch Lục tác phẩm đầy đủ kể về cội nguồn Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Nhân dịp tháng khánh tiệc Đức Quốc Mẫu Phủ Dầy, xin giới thiệu du khách...
Nghi lễ rước Mẫu thỉnh kinh từ Phủ Chính lên chùa Tiên Hương hội Phủ Dầy 2023
Tiếp tục các hoạt động trong chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2023, sáng...
Phủ Chính Phủ Dầy tổ chức thành công lễ rước đuốc hội Phủ Dầy 2023
Tối ngày 24 tháng 4 năm 2023, tại Phủ Chính Phủ Dầy trung tâm Khu...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2023
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2023, vào sáng ngày...
Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2023
Sáng ngày 22/4 năm 2023 (tức 3/3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử...
Các ngày khánh tiệc Tứ phủ tháng 3 âm
Có thể nói tháng 3 là tháng quan trọng nhất đối với mỗi người con...