Thần tích Bà Lớn Tuần Lẫm Sơn Công Chúa

Bà Lớn Tuần Lẫm Sơn Công Chúa tương truyền ngài là chị gái của Chầu Đệ Nhị Thượng ngàn khi Chầu giáng trần, bà được được sắc phong là Lẫm Sơn Công Chúa. Xuất phát từ việc bà được nhân dân hương khói chính thờ trong đền Tuần Quán vì vậy nhân dân thường gọi là Bà Lớn Tuần.

 

>>> Xem thêm:

Bà Lớn Tuần ( Lẫm Sơn Công Chúa )

 

Bà Lớn Tuần Lẫm Sơn Công Chúa là ai ?

Tương truyền, khi giáng trần Chầu Đệ Nhị có người chị gái được sắc phong là Lẫm Sơn Công Chúa. Lẫm Sơn Công Chúa Khâm Sai nguyên là trưởng nữ Tri phủ Quy Hóa Nguyễn Công được vua Khải Định phong tặng Trung Đẳng Thần. Bà được vua giao cho sứ mệnh trấn giữ cả vùng Bảo Hà tức tỉnh Lào Cai hiện nay. Lúc đầu bà được thờ tại miếu Văn Phú. Tuy nhiên, sau khi hiển linh, bà được tôn phong là Bà Lớn Tuần và được nhân dân thờ phụng tại đền Tuần Quán.

 

Khánh tiệc Bà Lớn Tuần Lẫm Sơn Công Chúa

Như đã trình bày ở phần trước, Bà Lớn Tuần Lẫm Sơn Công Chúa được thờ chính tại đền Tuần Quán. Hàng năm, để tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của Bà Lớn Tuần và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 6 tháng 3 (âm lịch), đền Tuần Quán lại tổ chức lễ hội. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đền, thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đổ về trảy hội. Thông qua những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian nói trên đã tạo cho ngày hội thêm sống động và thực sự trở thành nơi giao lưu văn hóa có ý nghĩa.

 

Di tích lịch sử Đền Tuần Quán

Đền Tuần Quán hiện nay thuộc địa phận phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Nơi đây, chỉ cách ga Yên Bái khoảng 3km về phía nam.

Đền được bao quanh bởi một vùng núi và sông. Ngay đằng sau đền là dãy gò bát úp ken cao khoảng 30 đến 50m. Ngăn đền với dãy đồi bao quanh là con đường sắt Yên Bái – Hà Nội trải dài được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Con sông Hồng đục ngầu phù sa cuồn cuộn chảy ngay giáp chân đền, chính hướng mặt đền.

Núi ấp, sông ôm một ngôi đền

Suốt mấy trăm năm nức tiếng thiêng

Thánh Mẫu giúp bao người đỡ khổ

Dân ước Đền Tuần mãi vững bền

Đền Tuần Quán là ngôi đền thiêng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng. Ngôi đền được biết đến như một điểm cúng lễ cầu an, cầu tài lộc của phật tử tứ phương. Không chỉ thế, ngôi đền còn là nơi ghi dấu biết bao sự kiện lịch sử hào hùng trong quá trình chống giặc cứu nước của nhân dân ta.

Đền Tuần Quán gắn với nhiều sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn tới quốc gia. Theo “Hồ sơ Di tích đền Tuần Quán” có ghi chép lại thì vào chiều ngày 9/2/1930, các chiến sĩ yêu nước của Việt Nam Quốc dân Đảng thuộc Chi bộ Xuân Lũng (Phú Thọ) đã đóng giả làm người hành hương đến lễ cửa đền. Họ mang theo súng đạn, dao găm, bom tự tạo để lẩn trốn vào đền, bàn kế hoạch khởi nghĩa Yên Bái. Và đúng 10h đêm ngay ngày hôm sau, cuộc chiến này đã nổ ra.

Năm 1940, nhiều lần đồng chí Hoàng Văn Thụ – ủy viên Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đức Minh đã nhiều lần lưu trú tại đền để sang Vân Nam – Trung Quốc gặp Bác Hồ. Đây cũng là nơi đầu tiên thông tin cho nhân dân biết rằng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Đến năm 1946, đây cũng là điểm hội quân của nhiều đơn vị Vệ quốc đoàn Chiến khu I trước khi tấn công bọn phản động Việt Quốc, giải phóng toàn tỉnh. Sau đó, năm 1947 – 1954, nơi đây là một trong những tuyến phòng thủ quân sự quan trọng bảo vệ thị xã Yên Bái hay chính là thành phố Yên Bái hiện nay.

 

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *