Phủ Dầy Nam Định thờ ai?

Phủ Dầy là tên gọi của Quần thể di tích tâm linh của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, vậy Phủ Dầy Nam Định thờ ai ? để trả lời câu hỏi này ban biên soạn mời quý du khách cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Phủ Dầy Nam Định thờ ai ?

Phủ Dầy Nam Định là nơi gắn liền với sự tích giáng sinh lần thứ 2 của Thánh Mẫu Liễu Hạnh – vị thần chủ của Đạo Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam. Hiện nay nơi chính thờ Đức Quốc Mẫu Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, vẫn thường được gọi là Phủ Chính (Phủ Tiên Hương). Xưa kia, huyện Vụ Bản có tên là huyện Thiên Bản, xã Tiên Hương gọi là làng Kẻ Dầy. Đền thờ của Đức Thánh Mẫu gọi là Phủ, vì Đức Thánh Mẫu được sắc phong là “Liễu Hạnh Công Chúa”. Thánh Mẫu Liễu Hạnh là nhân vật trung tâm được thờ phụng trong các di tích đền phủ ở Phủ Dầy và lễ hội Phủ Dầy được tổ chức để tôn kính biết ơn về các công lao to lớn của Mẫu.

Truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh

Qua các tài liệu đã được kiểm chứng, truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh được lan truyền từ thế kỷ 16 và được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm thuật lại trong cuốn Vân Cát Thần Nữ,  Chuyện kể rằng Thánh Mẫu Liễu Hạnh là công chúa con Ngọc Hoàng, do lỡ tay làm rơi chén ngọc mà bị giáng xuống trần gian đầu thai vào một gia đình họ Lê ở thôn An Thái, huyện Thiên Bản (nay là thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định), lấy chồng họ Trần ở cùng thôn. Hiện nay thôn Tiên Hương vẫn còn có nhà thờ Tổ (còn gọi là Phủ Nội) đã được xây dựng từ 200 năm trước, thờ các vị tiên tổ dòng họ Trần Lê. Trong Phủ Nội còn có bản gia phả ghi rõ Thánh Mẫu Liễu Hạnh được sinh ra tại thôn này có cha là ông Lê Thái Công, mẹ là Trần Thị Phúc.

Tại thôn Tiên Hương, còn có di tích Lăng Mẫu được coi là nơi chôn cất xác phàm của Mẫu cùng các bậc tiên tổ của họ Trần Lê. Nếu không tìm hiểu kỹ thì người người vẫn hiểu rằng, Mẫu sinh ra ở Vân Cát lấy chồng ở Tiên Hương, đó là một sự nhầm lẫn bởi theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam trước đây Vân Cát và Tiên Hương là một, có tên gọi là Kẻ Dầy tên chữ là An Thái, có bốn thôn là Vân Cát, Vân Đình, Tây Cầu hay còn gọi là Tây La hay La Hào và Nham Miếu (Giáp Nhất, Giáp Nhì, Giáp Ba và Giáp Tư). Vào đời Lê Cảnh Hưng dân thôn Vân Cát tức Giáp Nhất phát triển đông đúc ra phía bắc và tách thành một xã mới gọi là xã Vân Cát. Xã An Thái vẫn còn bốn giáp cũ, năm Tự Đức thứ 4  1860 đổi tên là Tiên Hương, năm 1947 hai xã Vân Cát và Tiên Hương gộp lại thành xã Kim Thái gồm ba thôn Tiên Hương, Vân Cát và khu vực Đại Xuân bây giờ.

Phủ Dầy Nam Định thờ ai ?

Phủ Dầy Nam Định thờ ai ?

Theo nhiều tài liệu cổ, văn bia, đạo sắc phong còn lưu giữ tại các di tích thuộc Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy thì Phủ Tiên Hương hay còn gọi là Phủ Chính ở xóm 1 thôn Tiên Hương, di tích quay mặt hướng tây nam cách đường tỉnh lộ 56 chừng 500m và nằm xát đường giao thông liên xã.

Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc độc đáo giữa một vùng đồng bằng bát ngát, sông nước mênh mông. Dải núi đất bao bọc những con sông uốn lượn tạo nên một khung cảnh sơn thuỷ hữu tình. Các dãy núi này được dân gian hình dung như một con rồng khổng lồ mà đầu là núi Ngăm, các khúc mình rồng là núi Tiên Hương, núi Báng, núi Lê, núi Gôi và dưới nó là núi Thổ. 

Đến bất cứ di tích nào trong khu vực quần thể di tích Phủ Dầy, chúng ta đều bắt gặp các làn điệu chầu văn vang lên từ sáng sớm đến đêm khuya. Hát chầu văn trở thành một nghi thức không thể thiếu trong các nghi lễ thờ Mẫu.

>>> Đọc thêm: Phủ Chính Tiên Hương

>>> Đọc thêm: Phủ Vân Cát

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *