Lễ hội Phủ Dầy gắn liền với Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy ở xã Kim Thái (Vụ Bản, Nam Định) nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam; và là một trong hai lễ hội lớn mang tầm quốc gia ở Nam Định gắn với câu ca “Tháng tám giỗ Cha, Tháng ba giỗ Mẹ”.
Với các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh phong phú độc đáo như nghi lễ chầu văn, rước thỉnh kinh, hoa trượng hội… Lễ hội Phủ Dầy đã đem đến cho du khách một bức tranh tổng thể đa màu sắc về đời sống văn hóa, tinh thần của làng quê Việt Nam. Cùng với “Nghi lễ chầu văn của người Việt”, Lễ hội Phủ Dầy đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Nam Định đang phối hợp xây dựng Hồ sơ đề cử quốc gia “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” trình UNESCO xem xét, vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy được xem là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Trong 6 ngày chính thức diễn ra Lễ hội (Từ mùng 3 đến ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch), song song với các lễ nghi tôn giáo truyền thống theo tín ngưỡng thờ Mẫu, ở khắp các Đền, Phủ, Chùa, Lăng tại Quần thể khu di tích lịch sử văn hoá Phủ Dầy ở xã Kim Thái đã diễn ra nhiều sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian rất phong phú và sôi động như: Múa rồng, đánh cờ người, đấu vật, các cuộc thi hát chầu văn, kéo chữ (hoa trượng hội), biểu diễn nghệ thuật cùng nhiều hoạt động văn hóa – thể thao khác. Các hoạt động này được Ban tổ chức lễ hội và các Đền, Phủ tổ chức chu đáo, giữ được những nét đẹp của bản sắc văn hóa truyền thống.
Lễ hội Phủ Dầy năm Bính Thân diễn ra trong thời tiết thuận lợi, an ninh trật tự được đảm bảo, giữ gìn được vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hoá. Ban tổ chức lễ hội của huyện Vụ Bản và xã Kim Thái đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nên đã không để diễn ra tình trạng hành khất, sư giả và các tệ nạn xã hội trong Lễ hội. Điều này đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách về lễ Mẫu và tham dự các hoạt động của Lễ hội.
Thành công của Lễ hội Phủ Dầy năm 2016 là tiền đề quan trọng để Nhà nước lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dưới đây là một số hình ảnh Rước thỉnh kinh – Lễ rước Thánh Mẫu từ Phủ Vân Cát lên Chùa Cao (Linh Sơn tự) vào ngày mồng Năm tháng Ba âm lịch:
Lễ hội Phủ Dầy 2016
Đọc thêm:
- Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Vân Cát
- Nghi lễ chầu văn trước ngưỡng cửa UNESCO
- Lễ rước Mẫu thỉnh kinh tại Vân Cát Linh Từ lên Linh Sơn Tự
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official
Có thể bạn quan tâm
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...
Hình ảnh khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11/4/2024, tức ngày mùng Ba tháng Ba năm Giáp Thìn, tại sân vận...
Chính thức Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11 tháng 4 (tức mồng 3 tháng 3 âm lịch), tại sân vận...