Sáng ngày 20/4 tức (mùng 5/3 âm lịch), tại Phủ Vân Cát đã diễn ra lễ rước Mẫu thỉnh kinh. Đây là nghi lễ chính truyền thống trong lễ hội Phủ Dầy 2018. Tham gia Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Vân Cát năm nay không chỉ quy tụ hàng nghìn con nhang, thanh đồng, đệ tử ở các xã, thị trấn trong huyện, mà còn đông đảo nhân dân, du khách thập phương về dự lễ hội cũng tham gia đi cùng.
Nghi thức rước kiệu Mẫu Thỉnh kinh là nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội Phủ Dầy, với Tam tòa Thánh Mẫu được rước bằng kiệu hoa từ các phủ. Những đội múa rồng, múa lân… với nhiều sắc màu tạo nên một không khí vui nhộn và trang nghiêm mang đậm nét lễ hội của người Việt. Điển hình, trong đám rước, có sự tham gia của các đội múa lân, sư tử và 3 con rồng bay, tượng trưng cho Tam tòa Thánh Mẫu thăng thiên.
Đoàn rước kiệu mẫu
Đoàn rước kiệu Long Đình
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Vân Cát được bắt đầu bằng nghi thức lễ xin rước bát hương, chân linh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh của Thủ nhang Phủ Vân Cát. Đoàn rước khởi hành, với đi đầu đoàn cầu là các cụ cao tuổi đến từ các xã, thị trấn trong huyện, mặc trang phục nhà Phật, tay cầm cành phan, tay lần tràng hạt, miệng tụng kinh niệm phật. Tiếp đó là đội trống hội, đoàn rước cờ hội, rước rồng, đội kèn trống, bát âm, các nữ thanh đồng và chấp kích bát bảo, tiếp đến là kiệu bát cống đặt bát hương, kiệu long đình để lấy kinh và ba kiệu võng, với 3 mầu khác nhau là đỏ, xanh, trắng, mỗi kiệu có 4 người khiêng. Sau kiệu võng là kiệu Mẫu và cuối cùng là đoàn rước gậy trượng. Đoàn rước Mẫu được bắt đầu từ Phủ Vân Cát qua Lăng Mẫu lên chùa Linh Sơn Tự dâng hương lễ Phật, sau đó quay về Đền Cây Đa Bóng, qua Lăng Mẫu về Phủ Vân Cát. Tuy đoạn đường rước không ngắn nhưng người đi rước rất phấn khởi và hào hứng vì dường như Mẫu đã tiếp thêm cho họ một nguồn sinh lực mà không dễ gì có được.
Lễ rước được diễn ra trong không khí náo nhiệt và hào hứng của các con nhang đệ tử của mẫu và của người dân địa phương cùng du khách thập phương về lễ Mẫu.
Nghi lễ rước Mẫu lên chùa thỉnh kinh bắt nguồn từ sự kiện “Sòng Sơn đại chiến” Mẫu Liễu Hạnh đã được Phật Tổ Như Lai ra tay cứu giúp và thu nạp. Từ đó, Mẫu Liễu Hạnh quy y cửa Phật để cứu độ chúng sinh khỏi cảnh lầm than cơ cực. Nghi thức rước Mẫu Thỉnh kinh thể hiện mối quan hệ dung hoà, gắn kết giữa Tín ngưỡng thờ Mẫu với Nội đạo tràng và Phật giáo. Điều này, đã góp phần tạo nên sự gắn kết cộng đồng, thu hút nhiều tín đồ, phật tử tham dự lễ rước mẫu thỉnh kinh hàng năm và trở thành nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo trong Lễ hội Phủ Dầy.
Một số hình ảnh của đoàn rước Mẫu thỉnh kinh:
Có thể bạn quan tâm
Chùa Tiên Hương tổ chức Đại lễ Phật đản 2023
Sáng ngày 24/5, tại chùa Tiên Hương, xã Kim Thái, Ban trị sự Giáo hội...
Chúc mừng Đại Lễ Phật đản 2023 – Phật lịch 2567
Nhân dịp Lễ Phật đản 2023 – Phật lịch 2567, vào sáng ngày 23/5, ông...
Tiên Phả Dịch Lục tác phẩm đầy đủ kể về cội nguồn Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Nhân dịp tháng khánh tiệc Đức Quốc Mẫu Phủ Dầy, xin giới thiệu du khách...
Nghi lễ rước Mẫu thỉnh kinh từ Phủ Chính lên chùa Tiên Hương hội Phủ Dầy 2023
Tiếp tục các hoạt động trong chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2023, sáng...
Phủ Chính Phủ Dầy tổ chức thành công lễ rước đuốc hội Phủ Dầy 2023
Tối ngày 24 tháng 4 năm 2023, tại Phủ Chính Phủ Dầy trung tâm Khu...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2023
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2023, vào sáng ngày...
Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2023
Sáng ngày 22/4 năm 2023 (tức 3/3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử...
Các ngày khánh tiệc Tứ phủ tháng 3 âm
Có thể nói tháng 3 là tháng quan trọng nhất đối với mỗi người con...