Tín ngưỡng thờ Tứ vị Hồng Nương

Thờ Tứ vị Hồng Nương là một lớp tín ngưỡng dân gian có quan hệ mật thiết với tín ngưỡng tứ phủ, nó gắn với huyền tích về bốn vị phi tử dưới triều Nam Tống (Trung Quốc), do nạn giặc Nguyên – Mông xâm lược mà các Ngài xuống thuyền vuợt biển và trôi dạt về phía Nam. Sau này, các Ngài nhiều lần hiển linh giúp vua Trần đánh giặc và âm phù cho người dân ven biển và vùng song nước buôn bán và đánh đánh bắt được măn mắn, bình an, được sắc phong Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Hồng Nương.

>>> Xem thêm bài viết:  Tứ Vị Vua Bà là ai và đền thờ ở đâu ?

 

tứ vị hồng nương

 

Tứ vị Hồng Nương là ai ?

Tứ vị Hồng Nương hay còn gọi là Tứ vị Thánh Nương là các bà Thánh mẫu được thờ phụng ở khắp vùng duyên hải nước ta, và ở các tỉnh đồng bằng. Mọi truyền thuyết đều tập trung vào bà Hoàng hậu nhà Tống và vào thời điểm Cửa Cờn Xứ Nghệ. Tôn hiệu ghi trong các thần tích thường thấy là:

  • Đại Càn tứ vị Thánh mẫu ( Ninh Bình )
  • Đại Càn quốc gia Nam hải tứ vị thánh nương ( Hà Nội )
  • Đại Càn quốc gia Nam hải tam tòa tú vị hồng thánh nương đại nương ( Nam Định)
  • Nam Việt Tống triều quốc mẫu tứ vị hồng nương Càn hải linh từ ( Hà Nam )
  • Tứ thánh miếu sự tích ( Bắc Ninh )

Phụng thờ Tứ Vị Hồng Nương

Trong tâm thức dân gian, Tứ vị Hồng Nương được thờ phụng để phù trợ cho người dân miền biển, duyên hải, cửa sông, với nhiều di tích tiêu biểu như đền Cờn, xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An; đền Mẫu Phố Hiến, Hưng Yên; đền Đại Lộ, Thường Tín, Hà Nội.

Mặc dù là lớp tín ngưỡng không thuộc Tứ Phủ nhưng việc phụng thờ Tứ Vị Hồng Nương lại thể hiện rất rõ nét mối quan hệ với Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Văn công đồng có thỉnh: “Đại Cờn Môn thờ Tứ vị vua Bà”, và những nơi chính thờ Tứ vị Hồng Nương đều có phối thờ các vị thánh Tứ Phủ, ở nơi đó vẫn thường diễn ra những vấn hầu Tứ Phủ. Mặc dù vậy, trong nghi lễ hầu đồng của Tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ không có việc hầu Tứ vị Hồng Nương.

Ngày chính hội đền Cờn là 21 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.

tứ vị hồng nương

Sự tích Tứ Vị Hồng Nương

Dưới đây là một số sự tích bằng cách kết hợp nhiều cách kể của dân gian, chứ không theo một thần tích nào –  Trích trong cuốn “Đạo mẫu Việt Nam”

Năm 1276 quân Nguyên Mông ồ ạt tấn công Nam tống khiến hàng vạn quân Tống bị đánh tan. Tháng 1 / 1279 , quân Nguyên tấn công căn cứ cuối cùng của quân Nam Tống. Trong lúc nguy khốn, Thái hậu và các công chúa nhà Tống xuống thuyền chạy về phía Quảng Đông nhưng gặp gió mạnh thuyền bị đắm, mọi người đều chết. Lúc đó, bỗng xuất hiện Rồng vàng tới hộ giá mẫu hậu và ba vị công chúa trôi dạt tới biển Cờn Hải và được vị sư già chùa Quy sơn cứu sống và trú ngụ tại đó

Sau một thời gian trong chùa bống có nhiều điều dị nghị về vụ sư già với Tống Hậu. Vị sư gia này không biện bạch được bèn khấn Phật và nhảy xuống biển tự vẫn. Mẫu hậu và ba vị công chúa thấy vị sư già vì mình mà chịu oan khuất cũng liều mình nhảy xuống biển chết theo, xác của họ dạt vào cửa Cờn Hải . Họ hiển linh và được dân làng lập đền thờ và phong là ” Nam Hải Phúc Thần ” cai quản 12 cửa biển. Từ đó phàm những người đi biển đều đến cầu đảo Tứ vị Thánh Nương.

Sau này, vua Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông đi chinh phạt giặc Chiêm và ở phương nam theo đường biển được Tứ Vị Thánh Nương hiển linh và trợ giúp. Sau khi thắng trận trở về , các vua Đại Việt đều lễ tạ ơn phong thần ” Quốc mẫu Vương Bà Tứ Vị Thượng Đẳng Thần ” và ” Đại Càn Thánh Nương Quốc Gia Nam Hải Tứ vị Thánh Nương thượng Đẳng Thần ” Sự kiện này được sách ” Việt Điện u linh” có Lý Tế Xuyên chép. Tuy nhiên trong sách cũng có những ngọc phả thần tích, huyền tích, huyên thoại truyền miệng có sự khác nhau về Tứ vị Thánh Nương. Ngoài Tống Hậu còn ba vị kia là ai ? công chúa, người hầu, vua Đế Bình.

 

Hi vọng các thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các Quý Khách hàng gần xa hiểu thêm về Tứ vị Hồng Nương những vị thần mang đến sự may mắn trong văn hóa Việt.

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *