Ngũ Vị Tôn Quan là ai ?

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ, sẽ rất dễ dàng thấy ban thờ Ngũ Vị Tôn Quan trong hầu khắp các bản đền điện thờ Mẫu. Vậy Ngũ Vị Tôn Quan là ai ?  quyền phép, thần tích và văn khấn Ngũ Vị Tôn Quan như thế nào ? Ngũ Vị Tôn Quan hiện được thờ ở những đâu ? hy vọng trong bài viết bên dưới ban biên tập sẽ giúp quý độc giả giải đáp các câu hỏi trên.

Ngũ Vị Tôn Quan là ai ?

Ngũ Vị Tôn Quan còn được gọi là Ngũ Vị Tôn Ông hay Ngũ Vị Quan Lớn, là 5 vị đại quan có vai trò rất quan trọng trong hệ thống Tứ Phủ Công Đồng bao gồm:

  • Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn (hoặc Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát)
  • Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ
  • Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai
  • Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh

Ngũ Vị Tôn Quan đứng hàng thứ 2 chỉ sau Tam Tòa Thánh Mẫu. Là những vị quan được cho là con vua cha Bát Hải Động Đình, gắn liền với các chiến công chống ngoại xâm, khi hóa đi lại hộ quốc an dân. Được khắp nơi nhân dân hương khói phụng thờ chính điện (ban Công đồng) trong các bản đền bản điện có thờ Mẫu.

Ngũ vị Tôn Quan

Ban thờ Ngũ Vị Tôn Quan tại Phủ Vân Cát – Phủ Dầy

Văn khấn Ngũ Vị Tôn Quan

(Bản văn vắn tắt tham khảo)

Con niệm Nam mô A di đà phật !

Con niệm Nam mô A di đà phật !

Con niệm Nam mô A di đà phật !

Hương tử chúng con thành tâm

Kính lạy: Tam tòa Đức Thánh Mẫu

Kính lạy: Ngũ Vị Tôn Quan cộng đồng các quan.

Hôm nay là ngày …. nhằm tiết xuân/hạ/thu/đông thiên cát nhật

Tín chủ con là ………..

Ngụ tại:……………………………

Cùng toàn thể gia chung nhất tâm nhất lễ đến trước cửa Ngũ Vị Tôn Quan cộng đồng các quan, nhất tâm nhất lễ một lòng một dạ chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Nhất tâm kính lễ kính dâng lên Ngũ Vị Tôn Quan cộng đồng các quan, cúi xin các quan cứu độ, gia hộ độ trì cho toàn thể gia chung chúng con già được mạnh khỏe, trẻ được bình an, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an. Cúi xin Ngũ Vị Tôn Quan cộng đồng quan lớn che chở cho chúng con bốn mùa được bình an tứ thời được thanh tâm an lạc.

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Thần tích Ngũ Vị Tôn Quan

Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên

  • Tên đầy đủ: Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng thái tử Vương Quan.
  • Tước phong: Dân gian gọi là Đức Thánh Cả, là Đệ Nhất Tôn Quan. Tước phong Đào tiên đệ nhất – Điều thất hoàng thái tử Vương Quan thượng đẳng tối linh thần. Danh hiệu vua phong Tham nghị triều chính Vương Quan.
  • Nhiệm vụ: Ngài trực tiếp hầu cận bên phải đền vua cha Bát Hải Động Đình (đền Đồng Bằng) thay quyền và đại diện cõi nhân gian, thừa hành Tam giới, tâu đối tội phúc nhân danh cõi thượng thiên (trên trời).
  • Đền thờ chính: Ở quần thể đền Đồng Bằng.
  • Thân thế: Vốn là con trai cả của đức vua cha Bát Hải Động Đình, được gọi là ông Lớn, cai quản Thượng Thiên. Tương truyền, ông là Tôn quan đại thần trên Đế Đình Thiên Cung.

>>>  Xem chi tiết về Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên tại đây: Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên

 

Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên

Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên loan giá ngự đồng

Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn

  • Tên đầy đủ: Đệ Nhị Thượng Ngàn Hoàng Thái Tử Tôn Quan
  • Tước phong: Nhạc thần đại vương – Đô đài giám sát – Đệ nhị thượng ngàn Giám sát đại vương thượng đẳng tối linh thần.
  • Nhiệm vụ: Quan lớn được giao quyền giám sát quản cai Sơn Lâm, Thượng Ngàn, ông giáng thế ban phúc cho dân, khi dân chúng bị hạn hán, cầu đảo ông thì lập tức có mưa thuận gió hòa.
  • Đền thờ chính: Đền Quan Giám – Hữu Lũng – Lạng Sơn và Phố Cát – Thanh Hóa.
  • Thân thế: Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát (có một số người gọi là Quan Thanh Tra Giám Sát). Quan lớn vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình.Ông theo lệnh Vua Cha, hạ phàm đầu thai vào Hoàng Cung (có sách nói là ông hạ phàm ngày mồng ba tháng mười một năm Ất Dậu vào một nhà quý tộc) ngày mồng mười tháng mười một năm Bính Dần, ông là người văn võ toàn tài, thông minh chính trực, được khắp muôn nơi ngưỡng mộ, các vương tôn công tử đều thuận tình đến làm học trò. Đến khi về chầu Thiên Đình, ông lại được giao quyền giám sát quản cai Sơn Lâm, Thượng Ngàn, ông giáng thế ban phúc cho dân, khi dân chúng bị hạn hán, cầu đảo ông thì lập tức có mưa thuận gió hòa.

>>>  Xem chi tiết về Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn : Quan lớn Đệ Nhị Giám Sát

Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn Giám Sát loan giá ngự đồng.

Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ

  • Tên đầy đủ: Đệ Tam Thượng thiên hoàng thái tử vương quan
  • Tước phong: Thủy tào điển sứ – Đệ tam thủy thần nhạc đại vương thượng đẳng tối linh thần.
  • Nhiệm vụ:
  • Đền thờ chính: Đền thờ Ngài được lập ở Lạng Sơn, Hưng Yên, Lảnh Giang Linh Từ (Hà Nam) và các cửa sông. Đền Ngài còn ở Thái Bình đằng sau đền Đồng Bằng phía đường 10 đi Hải Phòng.
  • Thân thế: Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ hay còn gọi là Thái tử Đệ Tam. Quan lớn vốn là con trai thứ ba của Vua Cha Bát Hải Động Đình, là người rất được vua cha yêu quý nên giao quyền cai quản chốn Long Giai Động Đình, cận bên cạnh phụ vương. Khi Ông hoá đi, về chầu Long Cung, là người cầm cân nảy mực, thông tri Tam Giới, quyền cai các thanh đồng đạo quan (vậy nên có khi người ta còn gọi là Ông Cai Đầu Đồng). Khi thanh nhàn ông truyền ba quân tập hợp thuyền bè, dạo chơi khắp miền, trên sông dưới suối, phù hộ cho ngư dân.

>> Xem thêm chi tiết về Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ tại đây: Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ

 

Quan Lớn Đệ Tam

Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ ngự đồng.

Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai

  • Tên đầy đủ: Quan lớn Khâm Sai quyền cai tứ phủ
  • Tước phong: Thiên Hựu Đại Vương thượng đẳng tối linh thần.
  • Nhiệm vụ: Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là quan lớn đứng hàng thứ tư trong Ngũ vị Tôn Ông, trấn giữ đồng bằng địa linh và không giáng trần. Ngự trên Thiên Đình, biên chép sổ sách sinh tử
  • Đền thờ chính: Đền thờ Ngài ở đền Mẫu Sinh và đền Thánh Hóa. Ngoài ra còn ở sau đền Đồng Bằng phía đường QL 10 hướng đi Hải Phòng.
  • Thân thế: Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai vốn là con trai thứ tư của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Được vua cha giao quyền trấn giữ đồng bằng địa linh, khâm sai tứ phủ (có người cho rằng, trong các quan thì ông trấn ở trung tâm trời đất), tuy thế nhưng ông thường ngự trên Thiên Đình, biên chép sổ sách sinh tử, chầu chực bên bệ ngọc bàn loan. Cũng như Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Tứ không giáng trần.

 

>> Xem thêm về Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai tại đây: Quan Đệ tứ Khâm Sai

 

Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai

Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai khi ngự đồng

Quan lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh

  • Tên đầu đủ: Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.
  • Tước phong: Đệ ngũ tôn quan thượng đẳng tối linh thần – Cao Lỗ đại vương – Đệ ngũ Tuần Tranh.
  • Nhiệm vụ: Ngọc Hoàng ban cho Ngài thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền tam tứ phủ đại diện cho con người (nhân vi chúa tể), thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sớ cho trần gian.
  • Đề thờ chính: Đền Ngài được lập ở đền Kỳ cùng Lạng Sơn, Đền Ninh Giang Hải dương và các cửa sông vùng duyên hải.
  • Thân thế: Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.

 

>> Xem chi tiết về Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh tại đâyQuan Lớn Tuần Tranh

 

thanh đồng Trần Thị Huệ

Quan Lớn Tuần Tranh khi ngự đồng.

Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ là  những vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Tuy trong hàng Năm toà Ông Lớn, ông được thỉnh cuối cùng nhưng lại hay ngự về đồng nhất (bất cứ ai hầu Tứ Phủ, bất cứ dịp tiệc, đàn lễ nào đều phải thỉnh Quan Tuần Tranh về ngự). Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *