Đi lễ hội Phủ Dầy cầu gì ? Vào những ngày đầu Xuân mọi người lại nô nức đổ về Phủ Dầy để lễ chùa, cầu chúc những điều may mắn, bình an sẽ đến với gia đình mình trong suốt cả năm mới. Từ người già…cho tới những em bé cũng đi cùng bố mẹ tới đền để thắp hương, cầu may.
Đi lễ hội Phủ Dầy cầu gì ?
Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10 từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là bộ ba Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, nằm ngay cạnh chợ Viềng.
Tục xưa truyền rằng, Phủ Dầy-Vụ Bản-Nam Định là quê hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tứ bất tử theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm (Thánh Gióng, Thần Tản Viên, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh).
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là người nổi tiếng về sự hiếu đạo, được người đời truyền tụng và suy tôn làm thánh Mẫu (mẹ của muôn người) tượng trưng cho tấm lòng nhân ái của người mẹ. Chính vì vậy, khách thập phương đến đây đều chung mong muốn được bày tỏ lòng thành kính của mình với Mẫu.
Phủ Dầy không chỉ nhộn nhịp vào thời điểm chính hội diễn ra vào dịp tháng 3 âm lịch hàng năm, Phủ Dầy luôn là điểm du lịch tâm linh rất có sức hút với du khách thập phương.
Du khách về Phủ Dầy mong được trút bỏ mọi lo toan của cuộc đời, để vơi đi mọi ưu tư, phiền muộn, hướng tâm hồn đến cái chân, thiện, mĩ. Ngoài ra, họ còn được hoà mình trong cảnh sắc thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình mà không phải nơi nào cũng có.
Vì thế từ lâu Phủ Dầy đã trở thành một trong những danh lam thắng cảnh bậc nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các di tích, danh thắng của tỉnh Nam Định.
Đi lễ hội Phủ Dầy cầu gì ? Vào những ngày đầu Xuân mọi người lại nô nức đổ về Phủ Dầy để lễ chùa, cầu chúc những điều may mắn, bình an sẽ đến với gia đình mình trong suốt cả năm mới. Từ người già…cho tới những em bé cũng đi cùng bố mẹ tới đền để thắp hương, cầu may, ngắm cảnh đều háo hức. Đặc biệt dịp đầu năm diễn ra phiên chợ Viềng xuân tổ chức đêm mồng 7 rạng sáng ngày mồng 8 tháng giêng, theo dân gian thì đến giờ Tý (khoảng 12 giờ đêm), Thánh Mẫu sẽ hiển linh, khi đó cầu xin mới thành nên thời điểm này mọi người tập trung rất đông trong các khu vực đền phủ, để được vào lễ phủ đúng giờ Tý.
>>> Xem thêm: Phủ Tiên Hương
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube
Có thể bạn quan tâm
Tiểu sử Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy (chép theo Ngọc phả)
Chép theo ngọc phả thời tiểu sử Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy thực là giản...
Những lưu ý khi thờ Đức Thánh Trần tại gia ?
Ở nước ta, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần tại gia từ lâu cũng đã...
Chùa Tiên Hương Phủ Dầy tổ chức đại lễ Phật đản năm 2022
Ngày 8/5/2022 (nhằm ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Dần), tại chùa Tiên Hương thuộc...
Sự tích Cô Chín Suối Rồng Đồ Sơn linh thiêng đất cảng
Đền Cô Chín Suối Rồng linh thiêng đất cảng từ lâu đã trở thành một...
Ngọc Hân Công chúa là ai và đền thờ ở đâu ?
Ngọc Hân Công Chúa sinh ngày 27/4/1770, người có mối tình đẹp với người anh...
Mẫu Thượng Ngàn Nhạc Tiên Sơn Lâm Công Chúa
Mẫu Thượng Ngàn Nhạc Tiên Sơn Lâm Công Chúa hay bà Chúa Thượng Ngàn là...
Bài cúng vào hè tại gia
Lễ cúng vào hè là một trong những nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng...
Thập nhị Tiên cô phối thờ trong hệ thống tứ phủ
Nội dung bài viếtThập nhị Tiên cô là ai ?Cô Cả Đệ Nhất/Cô Cả Núi...