Phủ Tiên Hương

Phủ Tiên Hương hay còn gọi là Phủ Chính Tiên Hương, là di tích quan trọng nhất trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy, là nơi chính thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Quá trình xây dựng và trùng tu Phủ Tiên Hương

=>> Xem thêm: Về Phủ Chính Tiên Hương tìm bình an nơi cửa Mẫu

Phủ Tiên Hương được xây dựng từ thời Hậu Lê (1642)  trải qua bao thăng trầm lịch sử của thời gian, cho đến nay phủ vẫn gìn giữ được nét cổ kính thời xưa.

Tới năm 1996 Phủ Tiên Hương đã được trùng lớn để thờ thân phụ và thân mẫu của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đồng thời được sắp xếp thêm cung thờ Đức Thánh Trần. Hiện tại Phủ Tiên Hương vẫn còn lưu giữ được được nhiều sắc phong của các triều đại sắc phong cho Thánh Mẫu ( sớm nhất là đời Lê Chính Hòa, rồi đến Lê Vĩnh Thịnh, Lê Vĩnh Khánh đầu thế kỷ XVIII)  Thánh Mẫu được tôn là “Mạ vàng Bồ Tát”, bậc “Mẫu nghi thiên hạ” mẹ của muôn dân.

Cho đên nay, Phủ đã có khoảng 19 toà với 81 gian lớn nhỏ thế ngự quay mặt theo hướng Tây Nam dãy núi Tiên Hương, cách đường tỉnh lộ 56 khoảng 500 mét và cách núi Tiên Hương khoảng chừng 1 km, rất thuận tiện giao thông, là nơi trung tâm của Quần thể Phủ Dầy.

Theo quan niệm dân gian, Phủ Tiên Hương được xây dựng trên một thế đất rất đẹp, Phủ nằm ngay trên đầu con rồng, với hồ bán nguyệt xây dựng ngay trước Phủ là hàm rồng, phía Nam có một con lạch chạy dài là vòi rồng.

Phủ Chính Tiên Hương những năm 1920

Phủ Chính Tiên Hương ngày nay.

Hồ bán nguyệt phía trước phủ được có lan can thấp bao quanh bằng đá xanh, có tấm bình phong và hai cầu vượt lối lên xuống đều bằng đá chạm khắc hình con rồng với móng vuốt độc đáo tinh xảo.

Phủ có bốn lớp thờ tương ứng với 4 cung: cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tứ và đệ tam

Cung Đệ tứ thờ Tứ phủ Công đồng cộng đồng các quan, Cung Đệ tam thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng và hội đồng các quan, Cung đệ nhị thờ Tứ phủ chầu bà và ba bộ long ngai

Cung Đệ nhất dành để thờ Tam tòa Thánh Mẫu

Trong phủ còn có Cung Cấm thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh và nhị vị Thánh Chầu – Chầu Quỳnh và Chầu Quế, với khám thờ cùng với hai vị Mẫu Quang Cung Quế Anh và Quỳnh Cung Duy Tiên công chúa, là hai vị thánh chầu hầu cận kề bên Mẫu. Nơi đây rất hạn chế người ra vào theo lệ truyền thống.

Các cung đều được chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài chạm khắc tinh xảo tứ lân: Rồng, Phượng, Quy, Lân

Chính cung có một khám thờ ngọc trai tinh xảo bề thế Đây chính là nơi đặt 5 pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của thế kỷ thứ 19.

Phủ Dầy là một quần thể di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1975

Năm 2017, Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy vinh dự tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 

Tín ngưỡng Thờ Mẫu

Phủ Tiên Hương

>>> Truy cập Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube để xem thêm các Video về Phủ Dầy Nam Định

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *