Chúa Thác Bờ sự tích và đền thờ chúa

Chúa Thác Bờ là một nhân vật huyền thoại trong tín ngưỡng dân gian vùng Hòa Bình. Sự tích về bà gắn với trận đánh đèo Cát Hãn của Lê Lợi năm 1431, là một nhân vật huyền thoại trong tín ngưỡng dân gian vùng Tây Bắc mà phổ biến nhất là miền Hòa Bình.

Chúa Thác Bờ là ai ?

Chúa Thác Bờ là một nhân vật huyền thoại trong tín ngưỡng dân gian vùng Tây Bắc mà phổ biến nhất là miền Hòa Bình, bà là vị chúa bà nổi tiếng linh thiêng bậc nhất của đất Hòa Bình. Nhân dân nơi đây thường đến kêu cầu, cúng lễ để xin lộc chúa chữa bệnh cũng như cầu phúc lộc vào mỗi dịp xuân sang, thu hút hàng ngàn lượt khách. Cũng tại nơi đây vẫn còn lưu truyền nhiều huyền tích về sự linh thiêng ứng nghiệm của Chúa.

Chúa Thác Bờ

(Thanh đồng loan giá Chúa Thác Bờ – Ảnh Sưu tầm)

Sự tích Bà Chúa Thác Bờ

Tương truyền trong dân gian các tỉnh miền núi Tây Bắc vẫn còn kể lại cho đến bây giờ có 2 quan điểm kể về Sự tích chúa Thác Bờ như sau:

Một là, chúa Thác Bờ là một nhân vật lịch sử có thật với tên gọi là Đinh Thị Vân là con gái của một vị tộc trưởng người Mường sinh ra và lớn lên ở vùng đất  Kim Bôi, Hòa Bình dưới thời nhà Lê. Vốn  dòng tiên nữ giáng sinh, gặp lúc đất nước giữa cơn loạn lạc, bà tập hợp dân Mường liên kết với các dân tộc anh em khác trong vùng nhất tâm hiệp sức đồng lòng đánh giặc. Sau khi đánh tan quân giặc, để ghi nhận  công lao của bà, triều đình đã giao lại cho bà vùng đất Mường ở Hòa Bình để bà cai quản. Và tại nơi đây bà cùng với dân Mường dốc hết tâm sức xây dựng phát triển đời sống, bà dạy dân phát rẫy làm nương, xuống sông thả lưới, giúp dân trị thủy sông Đà. Những lúc thanh nhàn, Chúa bà lại một mình thong dong trên chiếc thuyền độc mộc du ngoạn khắp nơi xuôi ngược trên sông Đà.

Sự tích thứ hai về Chúa Thác Bờ lại gắn liền với cuộc hành quân của nghĩa quân Lê Lợi . Tương truyền, khi nghĩa quân đến vùng Thác Bờ, bà Đinh Thị Vân đã kêu gọi nhân dân trong vùng quyên góp quân lương nuôi quân kháng chiến. Cũng chính bà đã tổ chức nhiều chuyến chèo thuyền đưa nghĩa quân vượt ngược sông Đà để hội quân lên đèo Cát Hãn (thuộc tỉnh Lai Châu ngày nay) để chống quân xâm lược. Sau này khi nghĩa quân Lê Lợi chiến thắng trở về, qua vùng Thác Bờ bà đã tổ chức lễ hội khao quân, lại còn huy động người dân chặt tre kết bè để đưa nghĩa quân về kinh. Trong thời gian tại đây, Lê Lợi đã dùng kiếm Thuận Thiên khắc lên đá một bài thơ khích lệ tinh thần quả cảm của quân lính và sự anh dũng của người dân nơi đây, hiện tảng đá đang được lưu giữ ở Nhà văn hóa trung tâm thành phố Hòa Bình.

Phục dựng tấm văn bia vua Lê Thái Tổ khắc lên vách núi năm xưa được phục dựng 

Sau này khi bà qua đời lại hiển linh giúp dân, để nhớ ơn và công lao của bà vua Lê Lợi lệnh dân bản xứ lập đền thờ bà bên cạnh dòng Thác Bờ năm xưa

Chúa Thác Bờ được thờ chính ở đâu ?

Đền chúa Thác Bờ (Facebook @denchuathacbohoabinh)

Trước đây tại xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) có một ngôi miếu và một ngôi đền đều thờ Chúa Thác Bờ, khi xây  thủy điện Hòa Bình, thủ nhanh ngôi miếu đưa miếu lên đất Thung Nai, Cao Phong và phát triển thành Đền Chúa Thác Bờ Thung Nai, còn thủ nhanh đền cổ đưa đền lên đất Vầy Nưa, Đà Bắc và trở thành Đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa. Hiện nay, trong hai đền mới có đền Vầy Nưa được công nhận là Di tích lịch sử và đang được nhà nước đầu tư xây dựng bia Lê Lợi, nằm cách đền 500 m.

Như vậy, cả hai ngôi đền đều thờ Chúa Thác Bờ chứ không phải Đền Thung Nai thờ Chúa Thác Bờ còn đền Vầy Nưa thờ Cô bé Thác Bờ như mọi người lầm tưởng.

Cách di chuyển tới đền Chúa Thác Bờ Hòa Bình

Để di chuyển đến đền Chúa Thác Bờ Hòa Bình, chúng ta cần chia làm hai chặng, 1 chặng đường bộ và một chặng đường thủy.

Đối với chặng đường bộ bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân hoặc đi theo xe tour du lịch với thời gian di chuyển khoảng chừng 2 tiếng rưỡi từ Hà Nội (chưa tính đường thủy). Theo đó, bạn rời Hà Nội theo  Đại lộ Thăng Long về TP Hòa Bình, đi tiếp dọc theo Tây Tiến đến 435B Thung Nai đi phà Thung Nai bắt đầu di chuyển theo chặng đường thủy.

Lộ trình di chuyển bằng đường bộ từ Hà Nội để Khu du lịch tâm lịch Đền Chúa Thác Bờ

Đối với chặng di chuyển bằng đường thủy để đến đền Chúa Thác Bờ bạn có thể tham khảo các tuyến đường thủy sau đây:

  • Từ cảng Thung Nai, xã Thung Nai huyện Cao Phong, chúng ta có thể ngồi thuyền máy di chuyển khoảng 15 phút là đến chân đền. Đây là cảng gần đền nhất với thời gian đến đền nhanh nhất.
  • Từ cảng xã Thái Thịnh trên đập thủy điện Hòa Bình, từ đây khoảng 1 tiếng đồng hồ trên thuyền bạn sẽ đến với đền Thác Bờ.
  • Từ bến nước xã Bình Thanh, ngồi thuyền máy khoảng 45 phút là đến Đền Thác Bờ.

Lộ trình di chuyển bằng đường thủy tới đền chúa Thác Bờ

Thông thường khi đi thuyền ngược dòng Sông Đà, du khách thường cập bến lên đền Chúa Thác Bờ Thung Nai trước. Ngôi đền tọa lạc trên sườn đồi Sầm Lông, có thế tựa lưng vào núi, nhìn ra hồ. Sau đó, tiếp tục lộ trình di chuyển bằng tàu khoảng 15 phút, du khách đến đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa. Đền nằm trên đỉnh đồi Hang Thần, để lên đền du khách theo con đường nhỏ khoảng 100 bậc. Đền gồm 3 gian, mái kiểu vòm cuốn, kiến trúc mặt bằng hình chữ đinh.

Kinh nghiệm sắm lễ đi đền Chúa Thác Bờ

Để chuyến đi lễ Chúa Thác Bờ được trọn vẹn, điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị một lượng tiền mặt vừa đủ dùng cho các dịch vụ nhỏ lẻ như tiền đi thuyền, tiền công đức.  Bên cạnh đó là trang phục khi đi lễ nên có màu sắc nhã nhặn, đơn giản, kín đáo, hoa văn họa tiết trầm tính, nếu có áo cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử như màu nâu hoặc màu lam thì càng tốt.

Về chuẩn bị đồ cúng lễ trước khi đi đền Chúa Thác Bờ sao cho đúng và đủ giúp bạn vừa chủ động thời gian và vừa tiết kiệm chi phí. Bạn cũng có thể mua trên đường đi hoặc mua đồ lễ tại địa điểm mua vé lên thuyền. Vì càng tiến gần vào đền giá đồ cúng lễ càng đắt, thậm chí có thể tăng gấp đôi so với bình thường.

Khi đi lễ đền Thác Bờ, du khách cần chuẩn bị những đồ lễ sau như hương, vàng mã, tiền âm phủ, hoa tươi, quả chín, xôi, chè, ngoài ra có thể chuẩn bị những cỗ mặn như trâu, lợn, thịt gà, giò chả…

Căn chúa Thác Bờ giá ngự về đồng như nào ?

Chúa Thác Bờ thường rất hay giá ngự về đồng, khi ngự về đồng thường sau giá Tam Vị chúa Mường, trong trang phục truyền thống của người Mường áo trắng đai xanh, quần đen, bên hông lưng đeo xà tích, túi dao, Chúa Thác Bờ về khai quang, chứng tòa Sơn Trang màu trắng,  rồi một tay cầm chèo, một tay cầm mồi, bẻ lái tựa cảnh dạo chơi trên sông Đà.

Chúa Thác Bờ anh linh lừng lẫy khắp chốn sơn trang, là chúa các miền Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Ngài là chúa Bản cảnh đất Hoà Bình nói riêng và là chúa động Mường nói chung, trong tam thập lục động.

Tiệc chúa Thác Bờ vào ngày bao nhiêu ?

Ngày chính tiệc Chúa Thác Bờ là ngày 1/4 âm lịch cũng có nơi tổ chức  tiệc chúa vào 12/4 âm lịch. Tuy nhiên năm nay (2021) do tình hình dịch bệnh covid-19, Ban Quản lý cảng Thung Nai và BQL nhà đền Chúa Thác Bờ có thông báo tạm dừng đón khách thăm quan, lễ hội, hầu đồng… khu vực Đền Chúa Thác Bờ, từ 0h ngày 8-5-2021.

Bản văn Chúa Thác Bờ

>>>> Lời:  Bản văn Chúa Thác Bờ

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *