Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong bối cảnh hiện nay

Trong hai ngày 15 – 16/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong bối cảnh hiện nay“, chương trình do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Chương trình có sự tham dự của các Giáo Sư – Tiến Sỹ, các nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực văn hoá, cùng đại diện các Thủ nhang, Đồng đền, Đồng điện tiêu biểu từ khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam cùng vân tập quy tụ tại hội thảo. Trong đó địa điểm tổ chức thực hành nghi lễ hầu đồng tại Đền thờ Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy phối thờ Hai Bà Trưng – Số 23 đường Hoàng Hoa Thám- Phường 6- Quận Bình Thạnh- TP Hồ Chí Minh.

Hội thảo khoa học Bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong bối cảnh hiện nay. (Ảnh: BTC)

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá công tác nghiên cứu, nhận diện giá trị, kiểm kê, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt và các tập quán, nghi lễ, lễ hội truyền thống tốt đẹp gắn với di sản; đánh giá các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, về truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần hòa hợp dân tộc và trân trọng vai trò của người phụ nữ trong cộng đồng. Tổng kết các bài học kinh nghiệm, mô hình bảo tồn; mô hình hoạt động sáng tạo và truyền dạy di sản trong cộng đồng; giáo dục di sản tại các cơ sở công lập và địa điểm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại các địa phương trong cả nước.

>>> Xem thêm: Di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ

 

Thủ nhang Kim Huệ – Phủ Chính Phủ Dầy tham dự hội thảo với các hoạt động tham gia thực hành nghi lễ hầu đồng, và có bài phát biểu tham luận quan trọng nhìn lại 5 năm “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Bên cạnh đó, các tham luận tại hội thảo cũng làm rõ vai trò của các cá nhân, cộng đồng trong hoạt động đóng góp, gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; thực trạng hoạt động quảng bá về giá trị di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong và ngoài nước; nghiên cứu đánh giá cơ chế, chính sách quản lý di sản nhằm gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của di sản, đồng thời ngăn ngừa, loại bỏ các hủ tục, mê tín dị đoan, thương mại hóa di sản văn hóa và xử lý các hành vi lợi dụng di sản để trục lợi, làm sai lệch di sản gây tác động tiêu cực tới đời sống cộng đồng, xã hội. Đồng thời, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa và làn sóng Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư./.

 

Sau 6 năm được UNESCO ghi danh và Chính phủ Việt Nam triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã có nhiều thay đổi. Nhận thức của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân đối với vị trí và vai trò của di sản văn hóa trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội được đầy đủ hơn; sức lan tỏa của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng mạnh mẽ hơn ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thay đổi tích cực, việc thực hành di sản văn hóa trên đây còn bộc lộ một số mặt hạn chế, bất cập. Tình trạng thương mại hóa các nghi lễ, lễ hội vẫn xuất hiện ở một số nơi; hiện tượng đốt vàng mã quá mức ở các đền phủ; chất lượng tổ chức nghi lễ, lễ hội chưa cao, có lúc có nơi chưa thực hiện đúng với nguyên tắc tổ chức truyền thống… Tất cả những hạn chế, bất cập nêu trên đã và đang ảnh hưởng trái chiều tới nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Tổ chức UNESCO đánh giá di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã và đang góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản. (Ảnh: BTC)

Một số hình ảnh hoạt động thực hành nghi lễ hầu đồng diễn ra trong chương trình hội thảo (ảnh: Hoàng Hải – BBT Website Trường Đại học Văn hóa TP.HCM)

PGS.TS. Pham Lan Oanh – Phó viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phát biểu tại buổi thực hành nghi lễ hầu đồng sáng ngày 15/8.

 

Đông đảo đại biểu khách mời, cùng các nghệ nhân ưu tú, các thanh đồng, đạo quan, thủ nhang, đồng đền, từ ba miền Bắc, Trung, Nam tham dự tại buổi thực hành nghi lễ hầu đồng.

Thực hiện nghi thức hầu đồng tại  Đền thờ Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy phối thờ Hai Bà Trưng, số 23, đường Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

 

 

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *