Chợ Viềng Nam Định là phiên chợ truyền thống nổi tiếng và đặc sắc được tổ chức một phiên duy nhất vào mùng 7 và mùng 8 Tết tại Phủ Dầy Nam Định. Sau 3 năm phải dừng tổ chức do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, năm nay Chợ Viềng Nam Định truyền thống dự kiến được tổ chức lại, hiện các cơ quan ban ngành đang xây dựng kế hoạch để tổ chức thành công phiên chợ.
Chúng tôi sẽ sớm cập nhật các thông tin liên quan đến với bạn đọc xa gần về kế hoạch tổ chức. Hãy truy cập fanpage Phủ Dầy-Vụ Bản-Nam Định để thường xuyên cập nhật các tin tức về Phủ Dầy cũng như kế hoạch tổ chức Chợ Viềng Nam Định 2023.
1/ Link sự kiện: Chợ Viềng Nam Định 2023 | Facebook
2/ Quyết định Thành lập Ban chỉ đạo Chợ Viềng Xuân năm 2023
3/ Họp Xây dựng kế hoạch tổ chức Chợ Viềng Xuân 2023
4/ Kinh nghiệm, lưu ý: Những lưu ý, kinh nghiệm đi chợ Viềng Nam Định
Phủ Dầy nơi diễn ra phiên chợ Viềng Nam Định 2023.
Khung cảnh Phủ Chính Phủ Dầy, nơi trung tâm của quần thể Phủ Dầy tấp nập du khách đi lễ cầu lộc cầu tài đầu năm, khi lễ xong du khách có thể thong dong tham gia phiên chợ Viềng đặc sắc chỉ họp một phiên duy nhất.
Thời gian: đến
Địa điểm: Khu vực chính quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy – xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định
Ngoài ra: Khu vực xã Trung Thành hướng đi Phủ Vân Cát, xã Kim Thái.
Theo truyền thống cứ vào chiều, đêm mùng 7 và rạng sáng mùng 8 tháng Giêng hằng năm, phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần duy nhất tại Phủ Dầy Nam Định lại tấp nập dòng người các nơi kéo về “mua may, bán rủi”. Đây có thể coi là chuyến xuất hành đầu xuân năm mới nên mọi người đều rất háo hức.
Tiếng là chợ họp vào ban đêm nhưng ngay từ đầu giờ chiều mùng 7 tháng Giêng, tất cả các nẻo đường dẫn về chợ Viềng đều đã tấp nập du khách thập phương. Một số người có quan niệm rằng, khi đi chợ Viềng thì du khách có thể đi dạo chơi cả buổi chiều mùng 7, nhưng sau lúc 0h ngày mùng 8 thì hãy vào lễ Mẫu Phủ Dầy tại Phủ Chính, sau đó ra tham gia phiên chợ và chọn mua cho mình một món đồ bởi đó mới là thời điểm linh thiêng (giao thời) để bán rủi, mua may.
Nhìn biển số xe có thể dễ dàng nhận thấy du khách đến từ khắp các tỉnh thành như Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh,… Ai nấy đều vui tươi, háo hức mong chờ được tham dự một phiên chợ vô cùng độc đáo vào ngày đầu năm mới. Chợ Viềng chính là một nét văn hóa đặc trưng của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, khi chủ yếu bày bán ở đây là các loại nông cụ, các loại cây trồng, cây cảnh và đồ đồng, đồ đá, đồ cổ, đồ cũ… với đủ chủng loại, chất lượng và giá thành.
Hầu hết mọi người đi chợ Viềng đều chung một ý niệm là mua may, bán rủi để năm mới được bình an và may mắn. Vì thế, không ai đặt nặng vấn đề lời lãi. Người bán chớ nói thách cao, người mua cũng không nên mặc cả nhiều để tránh xui xẻo hay làm mất đi tính tâm linh của phiên chợ. Đã đi chợ Viềng thì ai cũng có tâm lý phải mua được một thứ gì về để cầu may vì trong quan niệm của nhiều người, đây chính là một cách đơn giản để mua “lộc”, rước “lộc” về nhà.
Có thể bạn quan tâm
Những lưu ý, kinh nghiệm đi chợ Viềng Nam Định
Chợ Viềng (Phủ Dầy Nam Định) là một trong 7 điểm đến hấp dẫn nhất...
Xây dựng kế hoạch tổ chức Chợ Viềng Xuân 2023
Ngày 3/1/2023, Ban chỉ đạo Chợ Viềng huyện Vụ Bản đã họp xây dựng kế...
Thành lập Ban chỉ đạo Chợ Viềng Xuân năm 2023
Ngày 27 tháng 12 năm 2022, UBND huyện Vụ Bản đã có quyết định Số:...
Các ngày khánh tiệc Tứ phủ tháng 12 âm lịch
Tháng 12 âm lịch (tháng Chạp) – là tháng cuối cùng của một năm, hãy...
Chợ Viềng Nam Đinh 2023
Chợ Viềng Nam Định là phiên chợ truyền thống nổi tiếng và đặc sắc được...
Một số bản văn Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn còn là Chầu Đệ Nhị hoặc chầu bà...
Cách sắm lễ và văn khấn lễ tạ cuối năm tại các đền phủ
Người Việt ta quan niệm “ăn mày lộc thánh thì phải biết tạ lễ, tạ...
Nỗi lo biến tướng đạo Mẫu
Báo cáo của Cục Di sản văn hóa tại Hội nghị – Hội thảo Đánh...