Nhị vị Thánh Chầu: Chầu Quỳnh Chầu Quế

Nhị vị Thánh chầu: Chầu Quỳnh Chầu Quế , Chầu Quỳnh hay còn gọi là Quỳnh hoa công chúa, và chầu Quế còn được gọi là Quế hoa công chúa là hai vị thánh hầu cận kề bên Đức Quốc Mẫu Phủ Dầy.

Nhị vị Thánh chầu: Chầu Quỳnh Chầu Quế là hai người thân cận nhất bên cạnh Thánh Mẫu.

Trong di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy, hai  chầu cũng trong dòng tộc Trần Lê (có mộ tại Phủ Dầy) được thờ bên cạnh Thánh Mẫu trong cung cấm của Phủ Chính Tiên Hương. Theo huyền tích tại Phủ Dầy thì hai chầu anh linh, hiển hách, thường biến hiện, rong chơi khi sơn lâm rừng xanh núi đỏ, lúc vào Nam ra Bắc cùng Đức Quốc Mẫu thường giáng phúc trừ tai, thẳng tay trừng trị kẻ gian ác, ban tài tiếp lộc cho người hiền lương. Chính vì vậy nơi đâu có đền, phủ Mẫu thì nơi đó có nhị vị thánh Chầu hầu cận hai bên Mẫu. Nhị vị Thánh chầu được Mẫu ban giao giữ sổ sách Tam tòa, coi sóc chốn nội cung Phủ Dầy.

Chầu Quỳnh Chầu Quế

Nơi thờ nhị vị Thánh Chầu Quỳnh  Chầu Quế trong cung cấm Phủ Chính Tiên Hương

Một tích khác thì lại dẫn theo biên sử cho rằng nhị vị thánh Chầu: Quỳnh hoa công chúa, Quế hoa công chúa là hai nữ tướng của Hai Bà Trưng, sinh ra ở Hà Giang, theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa, khi đường cùng thì chạy về quê nhà và tự vẫn ở Sông Lô. Sau này hai bà hiển linh và hầu Mẫu Tam Tòa và được vua cha Ngọc Hoàng sắc phong Quỳnh hoa công chúa, Quế hoa công chúa.

Nhưng dù theo tích nào thì Nhị vị Thánh Chầu Chầu Quỳnh Chầu Quế đều  được dân gian cho rằng là thánh bà hầu cận bên Đức Quốc Mẫu tuy vậy nhưng trong nghi thức hầu đồng  thì không thỉnh nhị vị thánh chầu Chầu Quỳnh, Chầu Quế như các vị thánh khác trong tứ phủ.

Ngày kỵ nhật Thánh bà Chầu Quế vào 15 tháng 3 và kỵ nhật Thánh bà Chầu Quỳnh vào 18 tháng 3 Âm lịch.

Dưới đây tác giả xin trích một đoạn trong bài văn cổ nói về sự tích của Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy sau khi Mẫu về lại vân du dưới  trần gian, Đức Vua Cha phán đòi hai vị Thánh Bà Chầu Quỳnh , Chầu Quế xuống hầu cận Mẫu nắm quyền phân minh thay Mẫu.

“Khắp đâu đâu nức danh từ đấy , Ai kẻ còn dám lấy làm khinh , Dù lòng hiển Thánh anh linh . Đến đâu thời đấy hãi kinh giờn giờn . Cũng có cơn hiền lành vui vẻ . Phấn điểm trang chải rẽ thanh tao . Dù khi thất ý nơi nao , Dường con sư tử bào hao dậy giàng . Thêm đôi bà chầu Quỳnh , chầu Quế . Ấy là trong nghĩa đệ thân huân , Hôm mai chầu chực áo khăn . Uy nhờ Tiên Thánh có phân nồng nàn . Rầy Mẫu đã về ngàn nhân đức . Quyền đôi bà xem xét trang nghiêm . Có khi nương gió thác rèm , Ai nương bóng Thánh càng thêm não nùng . Cũng có khi quyền chung tiệm nhớ . Cũng có khi qua nhớ lại thôi , Thương khi duyên chắp phận xui , Ban tài , ban Lộc , ban Ngôi , ban Quyền . Kẻ lỗi nguyên càng thêm bầm nhỡ . Có lòng tin khấn khứa truyền tha . Trọn bề bách nguyệt hồn hoa , Đã nên một cảnh yên hà có danh . Xưa Thánh chốn yên lành cùng ngự , Cũng từng quen Tiên nữ năm , ba Rẩy chân xuống sợ Sa bà . Khuôn phù Ngọc ân , quản ba giới Thần . Gia uy linh cứu nhân , độ Thế . Trẻ cùng già ai nấy đội ơn . Ban Tài , ban Phúc , ban Nhân , Phù hộ đệ tử thiên xuân thọ trường”

(Trích dẫn nội dung bài văn được chia sẻ bởi Thủ nhang Kim Huệ – Phủ Chính Tiên Hương)

Xem thêm các video khác về Phủ Dầy tại:  Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *