Về việc tổ chức Lễ hội Phủ Dầy 2022

Ngày 18/03/2022, UBND huyện Vụ Bản có văn bản hướng dẫn về việc tổ chức lễ hội Phủ Dầy 2022. Theo truyền thống, lễ hội Phủ Dầy 2022 diễn ra chính hội từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 3 Âm lịch tức ngày 3 đến ngày 8 tháng 4 dương lịch. Theo đó, công văn số Số 167/UBND-VHTT ngày 18 tháng 3 năm 2022 của UBND huyện Vụ Bản hướng dẫn về việc tổ chức Lễ hội Phủ Dầy 2022 cụ thể như sau.

>>> Xem thêm: Nhân dân nô nức đi lễ hội Phủ Dầy 2022

Trước tình hình dịch Covid-19 hiện nay vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, để đảm bảo an toàn sức khỏe của nhân dân, UBND huyện Vụ Bản thông báo đến các cơ quan, xã, thị trấn việc không tổ chức khai mạc Lễ hội Phủ Dầy 2022; không tổ chức lễ rước đuốc, thỉnh kinh và một số trò chơi tập trung đông người trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Tuy không tổ chức khai mạc, song dự kiến lượng du khách đổ về các di tích trong quần thể Phủ Dầy để thực hành tín ngưỡng tâm linh với số lượng rất lớn và đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe nhân dân địa phương và du khách tham gia lễ hội.

UBND huyện Vụ Bản yêu cầu các cơ quan, ngành liên quan, phối hợp cùng UBND xã Kim Thái tổ chức và triển khai nhiệm vụ, có biện pháp đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K (đeo khẩu trang; sát khuẩn; giữ khoảng cách; không tụ tập đông người; khai báo y tế),…;  không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.  Phối hợp với Công an huyện, Phòng Kinh tế và Hạ tầng giải toả các hành lang giao thông trên địa bàn; không để tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, gây ùn tắc, cản trở giao thông. Phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, không để hiện tượng ăn mày ăn xin và giải quyết dứt điểm các trường hợp ăn mày ăn xin ở khu vực di tích và trên địa bàn huyện. Phối hợp các cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ ăn uống, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường, niêm yết và thực hiện bảng giá trông giữ xe ở các bến bãi theo Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND, ngày 03/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc ban hành quy định mức giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Thủ nhang các Đền, Phủ, Chùa, Lăng khi tiếp đón du khách thập phương về hành lễ cần đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, khuyến cáo du khách đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập đông người, giữ khoảng cách,…để phòng dịch theo hướng dẫn của ngành y tế. Các di tích bố trí dung dịch khử khuẩn, hộp khẩu trang…, tại lối ra vào di tích để du khách thuận tiện thực hiện. Tổ chức tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch: Căng treo panô, băngzôn, dán tờ rơi, phát loa tuyên truyền về phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế. Các Đền, Phủ, Chùa, Lăng không để tình trạng chăng, cắm lều, bạt, dù, ô để bày bán hàng trong khuôn viên di tích; không đổi tiền lẻ, không để ăn mày, ăn xin trong khu vực di tích. Đặc biệt quan tâm việc bảo vệ di tích, công tác phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm; công tác vệ sinh môi trường, thực hiện tổng vệ sinh các khu vực di tích và trên các tuyến đường dẫn về di tích v.v..

lễ hội phủ dầy 2022

 

Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy với hệ thống gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, nơi đây được coi là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu lớn nhất cả nước, gắn liền với “Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại kể từ năm 2016. Là tâm điểm của các hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 Âm lịch hàng năm để thành kính tưởng nhớ Thánh mẫu Liễu Hạnh – vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, là một trong 7 lễ hội lớn nhất cả nước luôn thu hút hàng vạn khách tham dự. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là Phủ Chính (Tiên Hương), phủ Vân Cát và lăng Thánh Mẫu Liễu.

Lễ hội Phủ Dầy hấp dẫn du khách bởi sự đan xen, hòa quyện giữa những nghi thức trang trọng như: rước đuốc, rước Mẫu thỉnh kinh, hoa trượng hội, hầu đồng với các hoạt động văn hóa dân gian sôi nổi, đặc sắc như: thi hát văn, đánh cờ người, múa lân, múa rồng, đấu võ, đấu vật, thổi cơm thi…., trong đó đặc sắc nhất là nghi lễ Hầu đồng và Hát văn ca ngợi các công lao của các vị anh hùng có công với dân với nước. Lễ hội Phủ Dầy tích hợp nhiều giá trị lịch sử, văn hóa tín ngưỡng và văn hóa dân gian của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng Đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc trưng tín ngưỡng bản địa của người Việt.

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *