Văn thơ của Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy – Liễu Hạnh Công chúa

Văn thơ của Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy – Liễu Hạnh Công Chúa khi còn sinh thời trước khi xuất giá. Ngài còn ở nhà với cha mẹ, còn là nàng Giáng Tiên xinh đẹp ở xã An Thái. Ngài thường ra vườn hoa sau nhà để gẩy đàn ngâm thơ. Thơ văn của Ngài có rất nhiều tuy nhiên cho đến nay hậu thế còn lưu lại được 4 bài thơ vịnh bốn mùa nổi tiếng.

Văn thơ của Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy – Liễu Hạnh Công chúa khi ngài còn tại thế

XUÂN TỪ – Xuân hoa cách

Xuân tự hoa, noãn phong vi, vi nhật trì

Đào hoa hàm tiếu, liễu thư my

Điệp loạn phi

Tùng lý hoàng oanh hiển hoản

Lương đầu tử yến nôm ni

Hạo đãng xuân khuê bất tự trì

Dịch nôm:

“Xuân như vẽ, gió hây hây, ngày dài thay

Đào hoa mỉm miệng, liễu tươi mày, bướm loạn bay

Con oanh líu lo vườn rậm,

Cái yến ríu rít hiên tây,

Lồng lộng buồng xuân mở xuốt ngày.”

HẠ TỪ – Phô liên cách.

Kiền khôn lăng uất áo,.

Thảo lý thanh oa náo,

Chi đầu hàn thuyền táo,

Thanh thanh đỗ vũ não,

Á á hoàng oanh lão,

Tần tương cáo:

Chúa xuân kim quy liễu, như hà hảo

Giá ban cảnh sắc,

Thiêm khởi nhất phiên lao thảo.

Hạnh chúc dân quân, cổ nhất khúc nam huân

Thám hoa tống hạ hương đáo.

Tiền độ thương tâm, tùy phong tận tảo.

Dịch nôm:

Khí giời thêm bức bối

Cóc nhái kêu trong bụi

Vê kêu sầu trên cỗi

Quyên gọi hè khắc khoải

Oanh hót chiều sôi nổi

Cùng nhau hỏi:

Xuân nay đâu mà tiết trời đã đổi

Nhường này cảnh sắc lại thêm một phen bối rối

May thần trúc dung, gẩy một khúc nam huân

Thơm ngát mùi sen tới

Phiền não ngày xưa, đưa con gió thổi.

THU TỪ – Bộ huyền cách

水面浮蓝山削玉,
金风剪剪敲寒竹。
芦花万里白依依,
树色霜凝红染录。

莹彻蟾宫娥独宿,
瑶阶独步秋怀促。
不如径来篱下菊花香,

坐抚瓠弹一曲。

Thủy diện phù lam, sơn tước ngọc

Kim phong tiễn tiễn khao hàn chúc

Lư hoa vạn lý bạch y y,

Thụ sắc xương ngưng, hồng nhiễm lục

Oanh vũ thiềm cung nga phi túc

Rao hài độc bộ thu hoài súc,

Bất như kinh lai lỵ hạ cúc, hoa hương

Nhàn tọa phủ biều đàn nhất khúc.

Dịch nôm:

Nước nổi màu lam, non chuốt ngọc

Gió vàng hiu hắt khua cành trúc,

Hoa lau muôn dặm gió phất phơ,

Lá cỏ đầm sương, hồng đốm lục

Rõ bóng chị Hằng trong cung các

Thềm hoa lén bước lòng thu dục,

Ngồi ngắm hoa mà đàn một khúc.

ĐÔNG TỪ – Tiễn mai cách

Huyền minh bá lệnh, mãn quan san

Hồng dĩ nam hoàn

Nhạn dĩ nam hoàn

Bắc phong lẫm liệt tuyết man man

Biến ỷ lan can

Quyện ỷ lan can,

Ủng lô hướng hỏa giác thanh nhan,

Tọa sạ năng an

Ngọa sạ năng an,

Khởi quan cô sạ lạc trần gian,

Hoa bất tri hàn

Nhân bất tri hàn.

Dịch nôm:

“Quan san nghe lệnh chúa Đông đòi

Hồng lui nam rồi, nhạn lui nam rồi,

Lạnh lùng gió bấc tuyết pha phôi

Câu lơn tựa ngồi, câu lơn mỏi ngồi

Sưởi lò nhưng vẫn giá thâm môi

Ngồi cũng bồi hồi, nằm cũng bồi hồi

Ngó trông tiên nữ bóng tả tơi

Hoa lạnh cũng thôi, người lạnh cũng thôi.”

 

Sau khi ngài kết hôn cùng Đào Lang, ngài thấy Đào Lang có vẻ trễ oải việc học hành, ngài bèn soạn bài thơ trong đó có 28 vị tinh tú để khuyên chồng như sau:

Nữ nhan thùy vị viễn thư phòng

Tất bả nguy tâm định chủ chương

Lân chẩn thất hư phân bích riệm

Nguyệt đê mão dốclâu quang

Liễu văn tinh  bỉnh tu tham cứu

Cơ truyền ngưu vỹ yếu tĩnh tường

Trủy thóa khuê hàn tranh quỷ đẩu

Võ môn dực vỹ sấn dương cang.

Đào Lang xem bài thơ biết nàng Giáng Tiên ý khuyên mình nên siêng năng học hành, bèn tực họa lại rằng:

Thôn ngưu quật tỉnh chí phương cang

thụ sâm truyền dĩ tất tường

Đẩu thất bích đề kinh quỷ đảm

Nguy lâu khuê vịnh động tinh quang

Dốc tài thùy vị đê đường liễu

Mão dực đa tâm vỹ hán trương

Tố nữ thanh hư ứng chẩn ngã

Quế chi nguyệt trủy tuyển văn phòng.

Văn thơ của Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy – Liễu Hạnh Công chúa khi ngài đã hiển thánh

Sau khi ngài đã hiển linh thành thần thánh, ngài lại thường qua lại hạt Lạng Sơn, nhàn hạ ngồi dưới cây tùng gảy đàn mà hát:  gặp trạng Phùng, ngài ngồi trên núi gẩy đàn mà hát rằng:

Cô vãn lai láng hề, sơn thiều nghiêu

U cảnh xuất nhập hề, phi yêu kiều

Hoa khai mãn ngạn hề, hương phiên phiêu

Tùng minh vạn khắc hề, thanh tiêu tiêu

Từ cố vô nhân hề, khoáng trần hươu

Phủ đàn tràng kiến hề, độc tiêu dao

Hu ta hồ, sơn lâm chi lạc hề, hà giảm linh tiêu

Dịch nôm:

Mây kia chìm nổi, núi cheo leo

Rừng kia rậm rạp, chim leo chèo

Ngàn kia ngào ngạt, hoa trăm chiều

Hàng kia ào ào, tiếng thông reo

Bụi kia quạnh cỏi, người vắng teo

Đàn kia gẩy khúc, cựu tiêu riêu

Chao ôi ! Thú vui rừng núi kia, kém gì Linh Tiêu

Quan Trạng Phùng đi sứ bên Tàu thấy ngài ngồi trên đỉnh núi, trước mặt có ba cây cổ thụ bèn ứng khẩu một câu đối thử ngài như này:

Tam mộc sân đỉnh tọa trứ hảo hề nữ tử.

Nghĩa là: Ba cây sum lại ngồi kia rõ thực người con gái xinh đẹp. (2 chữ Mộc thành chữ Sâm, chữ Nữ đứng bên cạnh chữ Tử thành chữ Hảo)

Tiên Chúa ứng thanh đọc liền:

Trùng sơn xuất lộ tấu lại sứ giả lại nhân.

Nghĩa là: Lần núi đi ra, qua đó hẳn là quan sứ (hai chữ Sơn hợp lại thành chứ Xuất, chữ Lại đứng cạnh chữ Nhân thành chữ Sứ)

Quan trạng thấy Tiên chúa đối đáp như thế, biết không phải người thường bèn ngâm một câu như sau để hỏi thử:

Sơn nhân bằng nhất kỷ, mạc phi tiên nữ lâm phàm

Dịch nghĩa là: Người nơi ngồi chiếc ghế, có phải tiên nữ lâm phàm (Chữ Sơn đứng cạnh chữ Nhân là thành chữ Tiên, chữ Nhất hợp với chữ Kỷ thành chữ Phàm).

Tiên chúa khi đó bèn nói rằng:

Văn tử đới trường cân, tất thị học sinh thị trướng

Dịch nghĩa là: Gã văn đội mũ dài, ắt hẳn là học sinh thị trướng. (Chữ Văn với chữ Tử thành chữ Học, chữ Trường với chữ Cân thành chữ Trướng).

Câu đối thật là chọi từng chữ, ứng đối xong thì ngài biến mất chỉ còn thấy cây gỗ nằm ngang, hình ra bốn chữ Mão Khẩu Công Chúa, và có một cây gỗ dựng viết bốn chữ “Thuỷ mã dĩ tẩu”. Cây gỗ nằm ngang là chữ Mộc, chữ Mão, chữ Khẩu thêm vào thành chữ Liễu Hạnh Công Chúa. Chữ Thủy và chữ là chữ Phùng, chữ Kỷ và chữ Tẩu là chữ Khởi, ý bảo họ Phùng khởi công làm đền thờ ngài vậy.

Lần hai gặp Quan trạng Phùng ở Hồ Tây, Khi quan trạng Phùng đi xứ về xin nghỉ việc quan để đi du lịch, cùng đi có một ông cử nhân họ Ngô và một ông tú tài họ Lý tới cảnh Tây Hồ uống rượu ngâm thơ.  Ba ông đi theo đường đê dọc Hồ Tây trông thấy một tòa tửu lâu  đề bốn chữ “Tây hồ phong nguyệt” hai bên có đôi liễn chữ thảo:

Hồ trung nhàn nhật nguyệt.
Thành ngoại tiểu càn khôn.

Các ông bèn vào nghỉ mát uống nước. Chủ hàng là một người con gái (chính làLiễu Hạnh Công chúa hiển linh) và một người hầu gái. Thế rồi cả ba ông với cô hàng nước cùng nhau ngâm thơ sướng họa.

Đến ngày hôm sau quan Trạng Phùng với ông Ngô và ông Lý lại trở lại chốn cũ để mong gặp lại cô bán hàng nước kia một lần nữa, thì nhà hàng đã biến đi đâu mất. Ba ông suy những bài thơ ra đoán chắc cô hàng nước là Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công chúa giáng trần.

Sau đấy Tiên Chúa từ giã cảnh Tây Hồ qua chơi Sóc Hương tỉnh Nghệ An, Hoành Sơn cùng là Khoa Lãnh, Thuỷ Khê, bao nhiêu kỳ sơn, tú thuỷ ngài từng đi qua cả. Ngài lại qua Phố Cát tỉnh Thanh Hóa, thấy có cây xanh tốt, ngài hiển linh giúp dân, dân thôn kính nể bèn lập đền thờ ngài tại đây. Khoảng triều vua Hiến Tông nhà Lê, mệnh cho sửa lại miếu đền nguy nga, sắc phong Liễu Hạnh Công chúa là Mã Vàng Công chúa. Từ đấy phương dân phàm cầu đảo điều chi đều được linh ứng. Sau vua đem quân đi đánh Chiêm Thành, ngài cũng âm phù thắng trận, gia phong ngài là Chế Thắng Hào Diệu Đại Vương.

văn thơ của đức thánh mẫu phủ dầy liễu hạnh công chúa

Khám thờ Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy – Liễu Hạnh Công Chúa tại cung cấm thuộc Phủ Chính Phủ Dầy Nam Định

>>> Xem thêm: Tiểu sử Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy (chép theo Ngọc phả)

>>> Nhấn Subsciber để xem thêm các video về Phủ Dầy tại kênh Phủ Dầy Nam Định Official 

Nguồn: Phạm Quang Phúc tri huyện Vụ Bản, Hội Phủ Giầy, sự tích đức Liễu Hạnh công chúa, Nhà in Mỹ Thắng, Nam Định, năm 1942

 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *