Tìm hiểu về thờ Quan Xà Thần – ông Lốt trong Tứ Phủ

Trong Tín ngưỡng thờ Mẫu, đứng cuối cùng thuộc hàng hạ ban có Quan Ngũ Hổ và Quan Xà Thần là hai loài vật được nhân dân tôn kính, đại diện cho sức mạnh,sự dẻo dai, linh hoạt, được nhân dân cùng thờ trong hệ thống thần linh tứ phủ. Vậy Quan Xà Thần trong Tứ Phủ là gì ? có hầu giá Quan Xà Thần hay không ? hy vọng trong bài viết này phần nào cung cấp tới bạn đọc các thông tin liên quan.

 

Quan Xà Thần là ai ?

Quan Xà Thần hay còn gọi là Ông Lốt hoặc Thanh Xà Bạch Xà, là 2 thần rắn thuộc hàng cuối cùng trong hệ thống thần linh Tứ Phủ, hai vị thần rắn gọi chung là Ông Lốt.  Không giống như Quan Ngũ Hổ được bài trí tượng thờ bên dưới ban thờ Thánh Mẫu, xà thần thường được bài trí trong điện thờ theo ba cách:

  • Hoặc Thần Xà được đặt cùng với Ngũ Hổ ở phía gầm ban Công Đồng.
  • Hoặc Thần Xà được vắt ngang phía bên trên ban Công Đồng.
  • Hoặc Thần Xà được vắt trên xà nhà của điện thờ Tứ Phủ.

>>> Xem thêm: Thần tích Quan Ngũ Hổ trong hệ thống thần linh Tứ phủ

quan xà thần

Hình tượng Quan Xà Thần được thờ trong đền, điện phủ thờ Mẫu

 

Thần tích Quan Xà Thần trong tín ngưỡng Tứ Phủ

Hàng cuối cùng trong thần điện Tứ Phủ, nếu như Quan Ngũ Hổ đại diện cho chốn sơn lâm thì Quan Xà Thần là biểu tượng của thủy thần miền sông nước. Nhị vị xà thần màu xanh lá và màu trắng, lần lượt có các danh xưng: Thanh Xà Đại Tướng Quân và Bạch Xà Đại Tướng Quân. Quan Xà Thần hoặc đặt cùng ban thờ Ngũ Hổ ở hạ ban, hoặc được vắt ngang trên xà nhà của điện thờ Tứ Phủ.

Quan Xà Thần phụng sự Thánh Mẫu và ban công đồng, chịu trách nhiệm canh gác đền phủ, trấn giữ đường âm, đường sông nước, trừ ma diệt quỷ. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn có một vị Quan Xà Thần đặc biệt khác, danh xưng Tam Đầu Cửu Vĩ. Đó là một thần rắn ba đầu chín đuôi, là thú cưỡi của một số vị Quan Lớn, Quan Hoàng như Quan Lớn Đệ Tam, Quan Hoàng Cả… Ngoài ra cũng có nhiều vị khác được hát văn ca ngợi, và có hầu một số vị Chúa bà như Chúa Thác Bờ, Chúa Tây Thiên, Chúa Nguyệt Hồ, Chúa Lâm Thao, Chúa Ngũ Phương, Chúa Ba Nàng, Chúa Then, Chúa Bạch Hạc Xuân Nương,.. Các bà Chúa bản cảnh này quyền cai một vùng địa phương.

 

Hầu giá Quan Xà Thần

Quan Xà Thần rất hiếm khi về ngự đồng. Khi ngự đồng sẽ được Tứ trụ hầu dâng hộ giá hành lễ. Tứ trụ Quỳnh quế sẽ hộ giá Quan Xà Thần tung khăn bỏ ra một bên. Tứ trụ có thể trùm khăn phủ điện lên lưng của đồng thầy để biểu tượng rằng ngài đang ngự. Hoặc thay vào đó trùm vải trắng để đại diện Bạch Xà, vải xanh đại điện Thanh Xà.

Sau đó, tứ trụ sẽ đút bó nhang được gói bằng lá trầu vào miệng ông rắn. Đồng nhân ằm dại ra sập, úp bụng xuống đất và quẫy qua quẫy lại, đu đưa đầu lên xuống để bái Vua Cha, Thánh Mẫu, phun rượu bốn phương để khai quang, Tiếp đó đó tứ trụ sẽ đổ rượu ra đĩa rồi dâng ông rắn. Quan Xà Thần hiến tửu bằng cách liếm đĩa. Rồi cuối cùng xa giá hồi cung. Kết thúc giá hầu.

 

hầu quan xà thần

Thanh đồng đang hầu giá Quan Xà Thần

 

Tín ngưỡng thờ Xà Thần ở Việt Nam

Tục thờ xà thần đã tồn tại từ lâu trong đời sống văn hóa của người Việt nói riêng và rất nhiều các nước phương Đông nói chung. Rắn là loài động vật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong tục, tín ngưỡng của con người. Rắn có điểm tốt, có điểm xấu, nhưng nhìn chung con người vẫn sợ rắn. Vì sợ nên mới thần thánh hóa loài rắn. Rồi lập bàn thờ vị thần rắn này mong thần bảo vệ cho dân chúng. Cũng từ tục thờ rắn từ thời cổ đại này mà những câu chuyện tâm linh về rắn xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày như chuyện rắn báo oán, nữ thần rắn, …

Đối với người Việt, nhất là người Việt vùng châu thổ sông Hồng, xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn liền với điều kiện sông nước, hình tượng rắn được đồng hóa với thủy thần, đi vào tâm thức người Việt từ rất sớm và gắn với tục thờ các vị thần tự nhiên bên cạnh chú sơn lâm Quan Ngũ Hổ. Tục thờ rắn gần như phổ biến với mọi vùng miền trên đất Việt. Người M’nông thờ rắn như một vị thần sức mạnh có sức ảnh hưởng to lớn trong cộng đồng. Người Mường ở Thanh Hóa cũng có tục thờ rắn. Ngôi đền ấy hiện nay ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.

Ở đồng bằng sông Cửu Long người ta cực kỳ tín thờ vị thần rắn này. Tại Đình Thủy, Bến Tre còn có một ngôi đình gọi là đình Rắn với truyền thuyết về sôi rắn khổng lồ, hiền lành. Người dân Rạch Giá, Kiên Giang thì luôn có thái độ tôn kính khi nhắc về đôi rắn thần ở đền Vĩnh Hòa. Họ coi việc rắn xuất hiện là điềm lành, báo cho bà con năm nay được mùa.

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *