Ở xứ Sơn Nam xưa (trong đó có Nam Định – Hà Nam) còn lưu truyền trong dân gian nhiều chuyện truyền kỳ về “Thiên bản lục kỳ – Nam Xang tứ quái”.
Thiên Bản Lục Kỳ là gì ?
Địa danh Thiên Bản tức huyện Vụ Bản thuộc tỉnh Nam Định ngày nay có 6 chuyện kỳ lạ. Nam Xang là huyện Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nam có 4 chuyện quái đản. Tuy là kỳ lạ, quái đản, nhưng nội dung các chuyện đều có ý nghĩa nhân sinh, có nhiều tác dụng giáo dục người đời.
- Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh
- Sự tích Cường Bạo Đại vương
- Sự tích Bà Chúa Thông Khê
- Sự tích Điền Quận Công
- Sự tích Tam Ranh Sừng Sỏ Sắt
- Sự Tích Lữ Thần Gia
Thiên Bản xưa vốn là một huyện nằm trên miền đất cổ của đồng bằng phía Nam sông Hồng. Cư dân đã sinh sống và lập trang ấp từ thuở vua Hùng dựng nước. Chính vì thế, mảnh đất này còn lưu truyền sâu sắc tín ngưỡng, văn hóa dân gian, nhiều chuyện cổ dân gian trong nước đã có nguồn gốc từ đất Thiên Bản này, như chuyện Tam Bành, chuyện Cường Bạo chống trời, chuyện “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”, chuyện thánh Mầu Liễu Hạnh, nhiều chuyện liên quan đến Tản Viên, Phù Đổng Thiền Vương v.v… Dựa trên nền tảng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, người dân Thiên Bản đã sáng tạo, xây dựng nên sáu sự kỳ lạ rất tiêu biểu, nói về sáu nhân vật huyền thoại, thực thực hư hư, đại diện cho trí thông minh, lòng dũng cảm cùa con người Vụ Bản.
Đó là chuyện thần Tam Ranh (hay Tam Bành) Sừng sỏ sắt Đại tướng âm binh cô hồn ở Đồng Mông (Bảo Ngũ, Quang Trung). Đó là, Cường Bạo Đại Vuơng, một con người bình thường dám chống lại thiên đình, đánh bại cả Thiên lôi và thần biển, uy hiếp nhà Trời. Đó là Trạng Lường Lương Thế Vinh, thần đồng làng Hương (xã Liên Bảo), học giỏi tài cao, mưu trí sáng tạo trong cuộc sống, một nhà khoa học kỳ tài trong thế kỷ XV. Đó là Mầu Liễu Hạnh, bà Chúa Phủ Dầy. Đó là Trịnh Thái Phi Trần Thị Ngọc Đài người Bảo Ngũ, sinh ở Thông Khê, vợ chúa Trịnh Tráng, mẹ chúa Trịnh Tạc, hát hay múa giỏi, đã dựng nên Hoa trượng hội đầy sắc thái văn hóa dân gian, đề cao Mầu Liễu Hạnh và lễ hội Phủ Dầy, giúp dân Bảo ngũ phát triển kinh tế công thương nghiệp. Đó là quận công Ngô Đình Điền, người làng Bảo ngũ, em Ngô Thuận Phi người làng Bảo Ngũ rất mưu trí sáng tạo trừ thủy quái đắp để ngăn lũ lụt cho dân. Tình tiết các chuyện truyền kỳ đan xen nhau, hòa quyện nhau, tạo nên bức tranh đẹp nhiều màu sắc cùa quê hương Vụ Bản, có đấu tranh chống thiên nhiên, lao động sản xuất, có đấu tranh giữ nước, đấu tranh chống cường quyền bạo lực, có đấu tranh gìn giữ đạo lý làm người, có lòng yêu ghét rõ ràng, cỏ lòng nhân ái đổi với mọi người trong xã hội, có cuộc sống văn hóa tinh thần cao đẹp, thấm đượm tính nhân văn.
Nội dung Thiên Bản lục kỳ rất phong phủ về chuyện chống cường quyền bạo lực, cả thần quyền lẫn quyền uy của vua quan tham nhũng, bạo ngược; nhưng đối với dân lành thì các vị thần sẵn sàng giúp đỡ. Mẫu Liễu Hạnh đã từng hóa thân thành cô gái bán hàng ở phố Cát, Sòng Sơn, Quán Cháo, giúp đỡ khách bộ hành lỡ độ đường, phù trì cho các sĩ tử long đong lận lận chốn trường thi. Nhưng Mẫu cũng sẵn sàng trừng trị những kẻ lẳng lơ, ăn chơi trác táng, muốn làm điều gian ác, xằng bậy, cho dù kẻ đó là hoàng tử con vua. Thiên Bản lục kỳ cũng đề cao chữ hiếu và chữ trinh. Mẫu Liễu Hạnh khi về trời vẫn không nguôi nhớ đến cuộc sống trần tục, thương cha mẹ, thương chồng con, hóa rồi vẫn xin Ngọc Hoàng cho giáng trần về thăm lại cha mẹ, chồng con. Nàng là tiên nữ, thiên thần vẫn khao khát tình yêu trần tục, luôn muốn trở lại trần gian để có tình cảm yêu thương của con người. Nàng đã xin giáng sinh lần nữa ở làng Sóc (Thanh Hóa) để lấy Mai Sinh (vốn là kiếp sau của Đào Lang), nuôi chồng ăn học, hưởng hạnh phúc tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Mẫu Liễu Hạnh lúc sống rất yêu thương chung thủy với chồng, hóa rồi vẫn nhớ đến chồng, yêu thương chung thủy với chồng và có giáng sinh lần sau lấy chồng khác cũng vẫn là hậu kiếp của Đào Lang. Thiên Bản lục kỳ tuy là chuyện truyền kỳ, nhưng không đơn thuần là chuyện thần thoại, không phải là nhân vật nào cũng có pháp thuật cao siêu, mà còn có những mưu trí sáng tạo, mẹo hay chước giỏi để đối phó, xử lý những tình huống cực kỳ khó khăn. Thiên Bản lục kỳ thể hiện sự mưu trí dân dã, sự sáng tạo theo khát vọng của quần chúng kết tinh vào trí tuệ thông minh của các vị thần, tạo nên những hình tượng văn hóa thông tuệ mang tính huyền thoại đầy sức sống- nhiều hoành phi câu đối ở Phủ Dầy ca ngợi Mẫu là “Lục kỳ chi nhất” hoặc “Lục kỳ chi đệ nhất”.
Thiên Bản lục kỳ là sự sáng tạo văn hóa của quần chúng Nam định. ít có địa phương có sự sáng tạo đẹp đẽ đó. Phải chăng đây cũng là sự sáng tạo khái niệm về tôn giáo như Tứ bất tử. Cũng như Tứ bất tử, không có điện thờ chung của 6 vị, nhưng được đông đảo nhân dân kính ngưỡng tự hào; đặc biệt trong đó có tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, được coi như Đạo Mẫu.
Điều đáng quý là cả Tứ bất tử và Thiên Bản lục kỳ đều có Thánh Mầu Liễu Hạnh và bà chúa Thông khê Trần Thị Ngọc Đài, nhưng cả hai đều làm cho Đạo Mẫu phong phú, phát triển, cũng có thể coi như là một. Tứ Bất tử và Thiên bản Lục kỳ đều coi Thánh Mầu Liễu Hạnh là vị nữ thần sáng chói trong các huyền thoại về cả tài năng và đạo đức. Quần chúng nhân dân đã sáng tạo nên những suy tư, khái niệm mới về tôn giáo, tạo nên những truyền kỳ, nét đẹp ứong văn học dân gian của nước nhà, đúng như giáo sư Nguyễn Văn Huyền đã đoán định
Xem thêm: Thiên bản lục kỳ huyền thoại đất Sơn Nam (lhu.edu.vn)
Có thể bạn quan tâm
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...
Hình ảnh khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11/4/2024, tức ngày mùng Ba tháng Ba năm Giáp Thìn, tại sân vận...
Chính thức Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11 tháng 4 (tức mồng 3 tháng 3 âm lịch), tại sân vận...