Thánh Mẫu Liễu Hạnh một trong bốn vị thánh Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử sau Tản viên Sơn Thánh , Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử. Thánh Mẫu Liễu Hạnh tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ.

Nếu ba vị thánh đầu tiên đều xuất hiện vào thời vua Hùng trong vương triều Văn Lang, thì riêng Thánh Mẫu Liễu Hạnh lại xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1434, vào thời vua Lê Thái Tông vị hoàng đế thứ 2 của triều Lê nước Đại Việt, trị vì năm 1433 – 1442. Như vậy, tính ra phải sau 1700 năm sau, người Việt ta mới bổ sung thêm trong tín ngưỡng dân gian của mình một vị thánh Tứ bất tử thứ tư.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Cung cấm thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Chính Tiên Hương thuộc quần thể Phủ Dầy (Vụ Bản – Nam Đinh)

Để lý giải cho câu chuyện này đã có rất nhiều giai thoại, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đề chỉ ra rằng tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng bản địa nội sinh của dân tộc đã có từ thời xa xưa, từ khi Quốc tổ Lạc Long Quân (nòi Rồng, Lạc Việt) và Âu Cơ (giống Tiên, Âu Việt) có sinh trăm con trai, nở ra từ “Bọc trăm trứng”. Khi các con trưởng thành, 50 người con theo Cha Lạc Long Quân xuống biển, 50 người con theo Mẹ Âu Cơ lên núi. Đó là vào thế kỷ thứ 7 TCN. Mẹ Âu Cơ được gọi là Quốc mẫu Âu Cơ.

Cho đến khi xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu không phải là một vị thánh mang tính cá nhân như ba vị thánh trước, mà là vị Thần chủ của một tổ chức – Đạo Mẫu, khởi nguồn từ một tín ngưỡng bản địa mạnh mẽ, để phục hưng và mở rộng văn hóa nước nhà. Với hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh nhân dân gửi gắm các triết lý văn hóa đương thời mà chính họ đang hướng tới:

Trước hết, Mẫu là vị Thánh linh thiêng do kết nối được các quyền lực: Quyền lực Phật giáo, Mẫu quy y cửa Phật, trở thành Mã Vàng Bồ Tát; Quyền lực Đạo giáo, Mẫu được cho là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng Đế; Quyền lực Vương triều, Mẫuđược các triều đại phong kiến từ thời Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân”,”Chế Thắng Hoà Diệu Đại Vương”.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là người trải qua các cung bậc của đời người để hiểu nỗi vui khổ của chúng sinh, sự thịnh suy của chính thể và hết lòng hành thiện giúp đời qua 3 lần giáng trần ở các kiếp khác nhau và các lần giáng trần khác.

Mẫu không chỉ giúp đỡ những người dân nghèo khó, trừng trị bọn quan tham tàn ác, mà còn gặp gỡ giới tinh hoa, để hiểu học vấn và khả năng làm những điều tốt đẹp của họ, qua việc Mẫu gặp 2 lần và xướng họa thơ với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Giới hiền tài – nguyên khí quốc gia sau này đã lập phủ Tây Hồ để thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại kinh đô Thăng Long.

Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy  là minh chứng sống động về Tín ngường thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, như một thánh địa quan trọng hàng đầu của Đạo Mẫu Việt Nam .

>>>> Đọc thêm: Công chúa Liễu Hạnh là ai ? – Phu Day Festival

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *