Tham quan Đền Cô Chín Sòng Sơn

Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Chín Sòng Sơn là thánh cô thứ chín nổi tiếng linh thiêng,xa gần đều biết tới sự anh linh đức độ của cô. Đền Cô Chín Sòng Sơn là nơi thờ chính của Cô Chín Sòng Sơn và Mẫu Cửu, Chầu Cửu. Ngôi đền vang danh tiếng tăm của Cô Chín Sòng Sơn được khắp nơi gần xa mọi người biết đến.

Truyền thuyết kể lại rằng Cô Chín Sòng Sơn là một tiên nữ ngự trị trên Thiên Đình, một lần tiên cô vô tình làm rơi vỡ một chén ngọc nên đã bị Ngọc Hoàng giáng xuống trần gian, cô theo hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Khi được giáng trần Cô bôn ba khắp bốn phương, sau về đất Thanh Hóa cảm thấy cảnh lạ vô biên, nên cô cảm thấy hài lòng hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng. Từ đó người dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ. Vì lẽ đó, người đời sau này hay dâng lễ Cô Chín Sòng Sơn võng đào để cầu may.

>>> Xem thêm:

 

đền cô chín sòng sơn

Đền Cô Chín Sòng Sơn ở đâu ?

Đền Cô Chín Sòng Sơn chỉ cách đền Sòng Sơn chừng 1 km về phía Đông, xưa kia thuộc Trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống Sơn, Thanh Hóa, nay là phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Được khởi dựng cùng thời kỳ với Đền Sòng Sơn (thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông năm 1740 -1786). Được tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 được Bộ Văn Hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc Gia. Năm 2004 được trùng tu tôn tạo.

Kinh nghiệm đi đền Cô Chín Sòng Sơn từ Hà Nội

Đền Cô Chín Sòng Sơn nằm ngay đường Trần Hưng Đạo, tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150km tương đương 3 tiếng đồng hồ chạy xe. Nếu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa thì đền Mẫu Sòng Sơn nằm ở bên phải đường, còn đền Cô Chín Sòng Sơn nằm bên trái. Hai đền chỉ cách nhau khoảng 1km.

Tuyến đường nhanh nhất mà bạn có thể đi đến ngôi đền là tuyến đường cao tốc 01 Hà Nội – Ninh Bình. Trước khi đi bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng đoạn đường nhưng cũng đừng quá lo lắng vì đoạn đường này không ngoằn ngoèo và rất dễ đi.

  • Ô tô: Từ Hà Nội, đi theo hướng cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, sau đó lái theo đường quốc lộ 1A. Di chuyển qua thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) là có thể đến với thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hóa.
  • Xe máy: Để biết đền Sòng Cô Chín Thanh Hóa ở đâu? Bạn có thể xách balo lên và di chuyển đến thị xã Bỉm Sơn bằng xe máy. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo đường Giải Phóng ra hướng quốc lộ 1 cũ. Sau đó đi qua địa phận Hà Nam, Ninh Bình là có thể đến với mảnh đất xứ Thanh.

Có đến 2 đền Cô Chín Sòng Sơn ở Sòng Sơn chăng ?

Nằm phía trước đền Cô Chín ở Thanh Hóa, bên dòng suối có một Đền Cô Chín Sòng Sơn nữa. Đây là ngôi đền nhỏ của một thanh đồng tự xây dựng vào cỡ năm 1993. Ngôi đền này thuộc phần quản lý tư nhân của những người lập gian bán hàng trước cổng đền Cô Chín. Vì thế nó không được công nhận là di tích lịch sử và không thuộc sự quản lý của nhà nước.

Sự thật là có đến hai đền Cô Chín ở Thanh Hóa, do đó khi đến Thanh Hóa bạn chớ nên lầm tưởng đó là ngôi đền cổ của Cô Chín Sòng Sơn. Ngôi đền cổ ngày xưa chính là ngôi đền được xây trên sườn đồi.

Lưu ý khi hành hương đền Cô Chín Sòng Sơn Thanh Hóa

Là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, vì vậy, khi hành hương đến đây, bạn cũng cần lưu ý một vài thông tin như sau:

  • Khi tự dâng lễ, bạn nên khấn trước ở bàn thờ bên ngoài. Đây là hình thức xin phép các vị quan cai quản tại đền. Sau đó mới tiến hành dâng lễ ở bên trong và đọc văn khấn.
  • Nếu đến đền mà chưa kịp chuẩn bị đồ lễ, bạn có thể tham khảo các gian hàng đối diện đền. Tại đây, họ không chỉ bày bán nhiều đồ lễ mà còn viết sớ cho bạn.
  • Đi nhẹ, nói khẽ, nên lựa chọn trang phục đi lễ phù hợp.
  • Trả lại đầy đủ đồ dùng sau khi lễ xong.

 

 

Đền Cô Chín Thanh Hóa được rất nhiều khách thập phương biết đến bởi linh thiêng, nổi tiếng cầu được ước thấy. Bên trong đền có 9 miệng giếng thiêng quanh năm không cạn nước, lúc nào nước cũng trong vắt. Rất nhiều người đến đây cúng lễ, phóng sinh cá nên dưới giếng có hàng nghìn con cá rất sinh động.

Bên trong đền thờ có ban thờ Cô Chín, ban thờ Hội đồng Thành Hoàng, ban thờ Ngũ vị Tôn quan, ban thờ Chầu Cửu với các tượng được sơn son thiếp vàng đẹp mắt. Bạn có thể đến thăm đền vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

Đền Cô Chín thường tổ chức lễ hội thường niên vào ngày 26/2 và ngày 9/9 Âm lịch được rất nhiều người quan tâm. Người đến với đền chủ yếu để cầu bình an, tài lộc. Đến đền vào ngày 26/2 Âm lịch bạn sẽ được tham dự lễ hội rước kiệu từ đền Sòng Sơn đến đền Cô Chín rồi sang đèo Ba Dội. Ngày 9/9 Âm lịch là ngày hội chính của Đền nên các nghi thức tế lễ thường rất đông người tham gia.

 

Đi lễ đền Cô Chín cần sắm sửa những gì là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên, các loại lễ vật thường là tùy tâm, có người cúng đồ chay, người cúng đồ mặn, kèm theo các loại trái cây, vàng mã. Xung quanh đền có rất nhiều hàng quán bày bán các lễ vật cho bạn chọn lựa nên bạn cũng không cần phải chuẩn bị từ nhà.

bản văn chầu tổ

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *