Người Việt Nam ta đã từ lâu đều biết tới ngày Tết Đoan Ngọ với cái tên là Tết giết sâu bọ. Vậy Tết Đoan Ngọ 2022 là vào ngày nào, thứ mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ như thế nào? Món ăn nào trong mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ ? Cúng vào giờ nào là hợp lý ?
Ca dao xưa có câu:
“Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”.
Khởi nguồn của Tết Đoan Ngọ này là ở Trung Quốc gắn với điển tích về nhà thơ Khuất Nguyên vào cuối thời Chiến Quốc – một nhân vật lỗi lạc thời cổ đại Trung Hoa. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết diệt sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Tết Đoan Ngọ được coi trọng xếp vào hàng thứ ba, sau Tết Nguyên Đán và Tết Thượng Nguyên.
Những điều cần quan tâm là khi soạn một mâm lễ cần những gì ?
Không có Tâm và Tình Cảm, không thể làm được gì, kể cả một mâm lễ Tết Mùng Năm cho người già, trẻ nhỏ thụ lộc. Tết Mùng Năm, Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan Dương, hay Tết Diệt Sâu Bọ… đều là những những định danh chỉ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, một tiết khí quan trọng trong Âm lịch của phương Đông. Đó là ngày được coi là sự khởi đầu của những ngày nóng nhất trong năm.
>>> Xem thêm: Nghi lễ cúng vào hè tìm về những nét truyền thống chân quê
Người Việt Nam ăn Tết Đoan Ngọ từ khi nào?
Có lẽ chúng ta rất khó để trả lời câu hỏi này, cũng như câu hỏi đây là cái Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc hay của người Việt Nam, hay là của cả một vùng văn hoá đồng văn lân cận. Rất nhiều những nguồn gốc, sự tích, lý giải về cái Tết Mùng Năm này, chồng chéo lên nhau, khiến nó trở thành một thứ đa lớp, đa tầng, đa ý nghĩa.
Nhưng dù sao, cái Tết Đoan Ngọ cũng có đặc điểm rất đặc trưng. Để chào đón cái ngày “viêm nhiệt” đó, lại chính là những món đồ ăn thức uống cũng rất nóng như rượu nếp, mận, đào, vải, dứa… các thức bánh cũng có dấu vết của lửa như bánh gio. Như thể người ta muốn “dĩ nhiệt trị nhiệt” như cách thức “dĩ độc trị độc” vậy. Đại vũ trụ bên ngoài đã nóng, thì tiểu vũ trụ trong cơ thể cũng cần phải nóng, lấy cái nóng để giao hoa, cân bằng nhau hoặc mượn cái nóng đó để tiêu diệt mọi thứ sâu bọ, bệnh tật vậy.
Tết Đoan Ngọ 2022 nên cúng vào lúc nào ?
Theo tục lệ từ xưa người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ tới 13 giờ nên chuẩn nhất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính ngọ 12 giờ trưa 5/5 Âm lịch. Tết Đoan Ngọ 2022 vào ngày mùng 5/5 âm lịch tức là rơi vào thứ 6 ngày 3/6 dương lịch.
Tuy nhiên, nếu các gia đình không sắp xếp được thời gian trên, có thể dâng lễ cúng vào 7 giờ – 9 giờ sáng, đây đều là 2 khung giờ hoàng đạo, thích hợp để tiến hành những nghi lễ cúng bái tâm linh.
Những món ăn nào không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2022 ?
Để có thể dâng lên gia tiên một mâm lễ ĐỦ, NGON và ĐẸP nhân dịp Tết Đoan Ngọ trong nhịp sống hiện đại một cách nhanh và tiện lợi nhất gia chủ có thể tham khảo những vật phẩm sau đây để dâng lễ theo đúng truyền thống.
Rượu nếp, nếp cẩm
Đây là thứ không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ 2022, được lựa chọn kỹ càng đảm bảo vừa ngon vừa an toàn vệ sinh thực phẩm.Miếng cơm rượu được làm thủ công ngọt ngào, thơm nức mùi nếp, mùi men.
Bánh gio (bánh tro)
Thứ bánh truyền thống không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ 2022. Những lát bánh gio mịn màng, dẻo quánh chấm cùng mật mía vàng óng như mật ong là một thứ kết hợp tuyền vời .
Mận hậu
Đây là trái cây được chọn đưa vào mâm lễ là loại mận hoa nhất, quả to, ruột đỏ thắm giòn tan, ngọt đậm
Vải
Những trái vải tươi ngon đầu mùa, trái rám hồng phớt như má thiếu nữ, hạt nhỏ, dày cùi, không sâu đầu, ngọt thơm.
Cốm lá me
Cốm đầu mùa thường được gói trong lá sen buộc bằng rơm nếp. Những hạt cốm xanh như ngọc thơm mùi nếp và lá sen không gì tuyệt hơn. Vừa khẽ kháng ăn cốm vừa nhớ đến câu hát của nhạc sỹ Ngô Thuỵ Miên “
“Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen.”
Ngoài ra còn có thêm
- Bánh dân tộc cổ truyền với các nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên như dành dành, đậu biếc, lá cẩm.
- Sen Quan âm được gấp cánh tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy cho mâm lễ. Chỉ riêng tên sen đã thể hiện sự thành kính của người dâng lễ.
- Hoa cau xanh nõn thơm ngát tạo nên sự duyên dáng và quyến rũ như làng quê Việt nam
- Quan niệm truyền thống mâm lễ to nhỏ gì thì tuỳ thuộc điều kiện của gia chủ nhưng có một thứ không thể không có ấy là trầu cau. Mâm lễ chuẩn bị có những miếng trầu têm cánh phượng tuyệt đẹp.
- Mâm lễ là sự kết hợp hài hoà của màu, của vị, của hương như một bức tranh đồng quê thu nhỏ.
- Hoa dâng lễ gồm sen Quan Âm, Đài sen và Hoa cau được bó một cách dung dị mà tinh tế cùng lá sen trông đẹp lắm luôn.
- Trà sen “ xổi” bếp Quyên – uống chén trà như uống cả đầm sen
- Sen hồng đầm Trị, Tây hồ – sen số 1 không có số 2 ngàn cánh nở tung hương thơ ngát
Thịt vịt, có lẽ ít ai biết rằng trong ngày lễ tết giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, thịt vịt cũng là một món ăn truyền thống của người dân miền Trung trong ngày này. Theo quan niệm xưa, ngày 5/5 âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ cao nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt – hàn giữa Trời và Người.
Chè trôi nước đây là món ăn không thể thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa có vị man mát, thơm ngon.
Chúc cả nhà có những mâm lễ giả dị mà tinh tế: ngon- đủ – đẹp để dâng lên tổ tiên nhân dịp Tết Đoan Ngọ 2022.
Văn khấn Tết Đoan Ngọ 2022
(Bản văn sử dụng tham khảo)
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ)
Tín chủ chúng con là:……………………………………………
Ngụ tại:………………………………………………………….
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
>>> Nhấn Subsciber để xem thêm các video về Phủ Dầy tại kênh Phủ Dầy Nam Định Official
Có thể bạn quan tâm
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...
Hình ảnh khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11/4/2024, tức ngày mùng Ba tháng Ba năm Giáp Thìn, tại sân vận...
Chính thức Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11 tháng 4 (tức mồng 3 tháng 3 âm lịch), tại sân vận...