Theo truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, Bà Chúa Hang Miếng là nữ cai quản vùng Hang Miếng, tương truyền, vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc đèo Cát Hán ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc sông Đà để về kinh đô
Truyền thuyết về Chúa Bà Hang Miếng
Theo truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, Bà Chúa Hang Miếng là nữ cai quản vùng Hang Miếng, tương truyền, vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc đèo Cát Hán ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc sông Đà để về kinh đô.
Ban Chúa Hang Miếng – Đền Bà Chúa Hang Miếng
Nhưng khi đến khúc sông này thì trời mưa to, nước lũ dâng cao nhanh chóng không thể xuôi qua được. Nhà vua bèn cho quân sĩ dừng lại và nghỉ ở Hang Miếng chờ nước rút rồi mới đi tiếp. Nhưng mỗi ngày trời một mưa to, nước chảy cuồn cuộn, quân lương can kiệt, biết vua và quân sĩ đang gặp nạn., bà Đinh Thị Vân đã đi vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, xuống gềnh để đem lương thảo tiếp tế cho vua, sau nhiều chuyển chuyển lương thành công thì vào một ngày định mệnh, giông bão không ngừng, thuyền của bà chở đầy lương tròng chành đã bị đắm cuốn chìm người con gái họ Đinh xuống dòng sông sâu không thể cứu được, xác của bà trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng, nhân dân gọi thành Đền Chúa Hang Miếng.
Quá trình trùng tu xây dựng đền Chúa Hang Miếng
Đền chúa Hang Miếng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, người dân truyền tụng rằng: Đền rất linh thiêng, trước đây đền được xây kiên cố ở mốc thấp so với mực nước lòng hồ sông Đà, nên sau khi Thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì Hang Miếng và ngôi đền cũ đã bị ngập và bị bỏ hoang nhiều năm. Sau đó, đền được chuyển lên mốc cao với nhiều năm được làm bằng tranh tre nứa lá đơn sơ, nhiều đồ thờ cũ bị hư hỏng, thất lạc, mất mát nhiều chỉ còn sót lại một lư hương và một pho tượng bà chúa. Năm 1993, ông Quách Công Toàn (một cứu chiến binh) xin được chăm nom và được UBND xã Quang Minh cho phép quản lý, trùng tu, tôn tạo lại đền. Ông đã dồn tài sản của gia đình mình và đi quyên góp khắp nơi, được nhiều tấm lòng hảo tâm của khách thập phương công đức, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo nay đền được xây dựng khang trang trên ngọn núi đầu rồng (nơi cách đền cũ không xa) gần chợ Hang Miếng, đáp ứng được lòng mong đợi của mọi người khi đến thăm viếng dân hương tưởng nhớ về cội nguồn, kết hợp cầu mong mọi điều tốt lành, cầu phúc, cầu lộc đến với mỗi gia đình.
Đền Chúa Hang Miếng ở đâu ?
Đền chúa Hang Miếng cách thành phố Hòa Bình 50 km về phía bắc, du khách ở các tỉnh miền xuôi đến thăm viếng đề bằng đường thủy (ngược theo hồ sông Đà). Sự hiện diện của ngôi đền là dấu nối văn hóa mọi miền, là điểm dừng chân trong tua du lịch hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La. Từ trên đền phóng tầm mắt đi bốn phương du khách có thể thấy được vẻ đẹp của non nước trời mây lung linh huyền ảo, linh thiêng như muốn nói lên nơi đây là sự hội tụ của vạn vật.
Năm 2016 ngôi đền được UBND tỉnh Sơn La xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chương trình lễ hội Phủ Dầy 2023
Chương trình lễ hội Phủ Dầy 2023 theo truyền thống được tổ chức lại sau...
Tiệc Tứ phủ : Các ngày tiệc Tứ phủ trong tháng 2 âm lịch
Có thể nói, trong tháng 2 âm lịch là tháng nhiều nhất các ngày khánh...
Những lưu ý, kinh nghiệm đi chợ Viềng Nam Định
Chợ Viềng (Phủ Dầy Nam Định) là một trong 7 điểm đến hấp dẫn nhất...
Xây dựng kế hoạch tổ chức Chợ Viềng Xuân 2023
Ngày 3/1/2023, Ban chỉ đạo Chợ Viềng huyện Vụ Bản đã họp xây dựng kế...
Thành lập Ban chỉ đạo Chợ Viềng Xuân năm 2023
Ngày 27 tháng 12 năm 2022, UBND huyện Vụ Bản đã có quyết định Số:...
Các ngày khánh tiệc Tứ phủ tháng 12 âm lịch
Tháng 12 âm lịch (tháng Chạp) – là tháng cuối cùng của một năm, hãy...
Chợ Viềng Nam Đinh 2023
Chợ Viềng Nam Định là phiên chợ truyền thống nổi tiếng và đặc sắc được...
Một số bản văn Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn còn là Chầu Đệ Nhị hoặc chầu bà...