Cô Đôi Cam Đường là điển hình cho một nhân thần chịu thương, chịu khó, thông qua cô chúng ta có thể nhìn thấy bóng dáng của những người phụ nữa Việt Nam tảo tần. Vậy cô đôi Cam Đường là ai ? sự tích Cô đôi Cam Đường như nào và Cô Đôi Cam Đường có thuộc hệ thống thờ Tứ phủ không ? qua bài viết này, xin tổng hợp gửi tới bạn đọc một vài thông tin giải đáp cho các thắc mắc trên.
“Lòng thành thắp một tuần hương
Dâng văn sự tích Cam Đường tiên cô
Gương tần tảo đời đời ghi nhớ
Chữ kiệm cần ví tựa vàng son
Trăm năm bia đá vẫn mòn
Cam Đường cổ tích miếu đường ngàn thu.”
Cô Đôi Cam Đường là ai ?
Cô Đôi Cam Đường không phải là thánh cô đứng thứ hai trong hệ thống Tứ phủ Thánh Cô, mà từ “Cô Đôi” ở đây chỉ nghĩa là hai Cô quê gốc ở đất Đình Bảng (Bắc Ninh) làm nghề buôn bán vải sau này hiển linh trên đất Cam Đường. Vốn trước đây thuật ngữ nói về hai cô là Đôi cô cam đường, nhưng dần dần người dân đảo đi đảo lại thành Cô Đôi Cam Đường.
>>> Đọc thêm: Sự tích cô Đôi Thượng Ngàn, văn cô Đôi Thượng Ngàn và đền thờ cô
Sự tích Cô Đôi Cam Đường
Cô Đôi Cam Đường vốn là hai cô gái trẻ tuổi đôi mươi, quê ở vùng Đình Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Khi ấy, Lào Cai là vùng đất giao thương tấp nập, thương buôn từ miền xuôi đến miền ngược đều tới đây để buôn bán. Hai cô gái đã cùng nhau lên xứ Lạng bán vải và trao đổi lấy các sản phẩm khác tại khu làng Chiềng On. Nhưng thực chất, hai cô được triều đình giao nhiệm vụ lên vùng Lào Cai để dò la tình hình giặc Thanh và giúp đỡ quân ta. Dù không ai biết về thân thế của hai cô như nào, nhưng tình cảm giữa dân làng và hai cô vẫn rất thân thiết. Bẵng đi một thời gian, dân làng Chiềng On không còn thấy hai cô đến bán vải nữa. Rồi một hôm, người ta phát hiện xác hai cô trôi dạt về làng. Ai ai cũng thương xót và lập miếu thờ hai cô tại nơi đây. Các bô lão trong làng nói, trong khi bí mật tiếp tế quân ta chống giặc Thanh, hai cô đã bị chúng phát hiện và giết chết. Xác hai cô bị thả xuống suối và dạt về làng Chiềng On, nơi mà hai cô đã từng gắn bó và được nhân dân yêu thương.
Lạ kỳ thay, sau đó dân làng Chiềng đều làm ăn vô cùng thuận lợi, mùa màng bội thu,…Người ta rỉ tai nhau rằng, hai cô gái trẻ tuổi tốt bụng đã linh ứng và phù hộ cho nhân dân nơi đây có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tiếng lành đồn xa, không chỉ dân làng mà khách hành hương khắp nơi cũng đã đến chiêm bái cửa đền hai cô để tưởng nhớ công ơn hai cô gái trẻ. Miếu thờ hai cô cũng dần được tu sửa thành Đền Cô Đôi Cam Đường như ngày nay.
Cô Đôi Cam Đường có thuộc hệ thống thân linh Tứ phủ ?
Có người thắc mắc rằng, Cô Đôi Cam Đường có thuộc hệ thống thần linh Tứ Phủ hay không ? Câu trả lời là Không.
Bản chất của thuật ngữ nói về hai cô là “Đôi Cô Cam Đường”, tức là ám chỉ hai cô gái hiển linh tại xứ Cam Đường. Nhưng dần dần, nhân dân truyền miệng và đảo lại thành “Cô Đôi Cam Đường”. Hai cô thực chất không có mối liên hệ với Cô Đôi Thượng Ngàn và Mẫu Thượng Ngàn nên không chính thức thuộc hàng Tứ Phủ. Nhưng hai cô cũng rất hay về giáng hầu.
Hầu giá Cô Đôi Cam Đường
Cô Đôi Cam Đường không chính thức thuộc hệ thống Tứ Phủ nên chỉ được thỉnh sau giá Cô Bé. Khi ngự về đồng, cô mặc áo tứ thân màu xanh, chít khăn mỏ quạ, đầu đội nón quai thao giống như đồ của các liền chị quê hương Kinh Bắc. Vai cô đỡ đòn gánh cong, hai đầu là giá đựng vải vóc
Văn Cô Đôi Cam Đường
Bản văn Cô Đôi Cam Đường thứ nhất
Lòng thành thắp một tuần hương
Dâng văn sự tích Cam Đường tiên cô
Quê nhà ở đất xưa Đình Bảng
Dòng nối dòng buôn bán vải tơ
Cô quản gì nắng sớm chiều mưa
Cong cong đòn gánh sớm trưa cho đời
Nào tơ lụa vải sồi lĩnh tía
Đủ mặt hàng chẳng thiếu thức chi
Chiều chiều quảy gánh ra đi
Lung linh gót ngọc quảy đi cho đời
Cô tới đâu hoa cười chim hót
Các bản làng nhẹ gót thênh thênh
Suối khe đồi núi gập ghềnh
Vải tơ đem đến ấm tình ngược xuôi
Dân đâu đấy nhớ người tiên nữ
Dáng thanh thanh mắt tựa sao sa
Thơm thơm tóc phượng dà dà
Hây hây má phấn da ngà lưng ong
Núm đồng tiền dáng trông ngọc thuyết
Nở nụ cười vẻ nguyệt in hoa
Khăn vuông đen thẫm đậm đà
Lưng đeo xà tích tai hoa bấm vàng
Áo đổi vai dịu dàng vạt thắt
Mối lưng bao nhiệm nhặt đường cong
Tư trời sánh với trăng trong
Công dung ngôn hạnh đức cùng thanh tao
Sở mãn hạn thiên tào bỗng gọi
Trở về trời để lại nhớ thương
Người tiên gửi đất Cam Đường
Dấu tiên để lại bốn phương phụng thờ
Thuở sinh thời vải tơ đem đến
Lúc về trời vẫn hiện đêm khuya
Canh ba quảy gánh đi về
Tay tiên hái quả trẩy huê cho đời
Sang canh tư dạo chơi các bản
Gọi chim rừng gợi sáng canh năm
Anh linh nức tiếng bốn phương
Có cô tiên nữ Cam Đường thiêng thay
Dân đâu đó đêm ngày ngưỡng mộ
Đội ơn cô tế độ sinh nhân
Ban tài tiếp lộc xa gần
Kêu sao được vậy nhân dân ơn nhờ
Đôi đãy nải thủa xưa ghi lại
Cô Cam Đường tiếng mãi mai sau
Hôm nay dâng tiến văn chầu
Cung đàn tiếng hát đôi câu tâm thành
Cô về lai giáng điện đình
Xin cô bốn chữ khang ninh thọ trường.
Bản văn Cô Đôi Cam Đường thứ 2
Gương tần tảo đời đời ghi nhớ
Chữ kiệm cần ví tựa vàng son
Trăm năm bia đá vẫn mòn
Cam Đường cổ tích miếu đường ngàn thu
Đường Quan Lộ, chợ Dầu, Đình Bảng
Có hai cô buôn bán tha hương
Đòn cong túi đẫy dịu dàng
Ngược xuôi thuận nẻo Cam Đường chợ xa
Hai túi đẫy lượt là nhiễu vải
Lụa tơ vàng sồi đũi hoa trơn
Hai vai nặng gánh càn khôn
Chàm xanh lĩnh tía nâu non vải sồng
Đường xa lắc mà lòng chẳng ngại
Giúp người đời có vải ấm thân
Niềm tin đồn đại xa gần
Cam Đường biên giới thổ dân nức lòng
Bỗng một buổi trời đông tuyết lạnh
Vai nặng nề quảy gánh non xa
Chiều hôm bóng đã xế tà
Núi non khuất khúc vào ra vắng người
Cô dừng bước bên đồi đỡ gánh
Biết đâu ngờ đã định mưu gian
Cường hung một lũ bạo tàn
Thẳng tay cướp của lại toan hại người
Âu cũng bởi số trời đã định
Nợ trần hoàn nhẹ gánh gian lao
Tinh linh trở lại thiên tào
Cam bề hoặc tử quyết liều hai thân
Ngàn cỏ hoa tần ngần rủ lá
Cảm thương người một dạ kiên trinh
Nỗi oan khuất thấu Thiên Đình
Mối xông cổ mộ rành rành bên non
Phép linh ứng hiện hồn đưa khách
Cứu cho người thoát ách cường hung
Độ người trên bộ dưới sông
Thuận buồm xuôi gió thong dong đi về
Khắp hương bản nhờ uy tế độ
Ai khẩn cầu phúc thọ tài danh
Cam Đường dựng miếu anh linh
Sở cầu như ý thời tình thế gian
Thường dạo cảnh Đông Cuông,Trái Hút
Đền Bảo Hà,Ngòi Hóp ,Lao Cai
Sông Thương bẻ lái chèo bơi
Khi vào Rừng Cấm,khi chơi Làng Giàng
Khi chơi cảnh Hà Giang ,Bắc Mục
Thú lâm tùng rừng trúc rừng mai
Cam Đường quả ngọt hoa tươi
Lẵng hoa cô quảy trên vai nhịp nhàng
Thắt đai ngang xuyến vàng xà tích
Ống vôi trầu đỏ quạch thơm cay
Yếm đào dải lụa tung bay
Mặc áo đổi vạt chân giày quai ngang
Miếu đôi cô Cam Đường cổ tích
Hiếu anh linh hách trịch thế gian
Thỉnh cô trắc giáng đàn tràng
Khuông phù đệ tử an khang thọ trường.
Đền thờ Cô Đôi Cam Đường
Đền Đôi Cô – Cô Đôi Cam Đường còn được người dân gọi với tên khác là đền “Cô Đôi Cam Đường”. Ngôi đền đã tồn tại cách nay hàng trăm năm, gắn liền với truyền thuyết lạ. Toạ lạc tại một vị trí khá đẹp tại thôn Chiềng On – xã Cam Đường – thị xã Lào Cai (nay thuộc phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai). Phía trước đền là dòng suối xanh, lưng đền dựa vào gò đồi đất lớn.
Tuy quê hai Cô ở Bắc Ninh nhưng lại hiển thánh ở thị xã Cam Đường, Lào Cai nên người dân ở đó lập Đền Cô Đôi Cam Đường.
Cô Đôi Cam Đường từ một am miếu nhỏ, tồn tại qua hàng trăm năm. Trải qua nhiều thăng trầm và biến động của lịch sử, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân địa phương cũng như du khách thập phương. Ngày nay vẫn là nơi linh thiêng trong tâm linh của người dân Lào Cai.
Cũng giống như những ngôi đền khác, đền Đôi Cô hàng năm cũng có một số ngày lễ hội chính như:
- Lễ tết thượng nguyên tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch.
- Lễ vào hè tổ chức vào ngày 10 tháng 4 âm lịch.
- Lễ ra hè tổ chức vào ngày 10 tháng 7 âm lịch.
Khánh tiệc Cô Đôi Cam Đường
Ngày lễ chính của đền Đôi Cô tổ chức vào ngày 13 tháng 9 âm lịch
>>> Nhấn Subscriber để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh Phủ Dầy Nam Định Official
Có thể bạn quan tâm
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...
Hình ảnh khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11/4/2024, tức ngày mùng Ba tháng Ba năm Giáp Thìn, tại sân vận...
Chính thức Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11 tháng 4 (tức mồng 3 tháng 3 âm lịch), tại sân vận...