Bên cạnh dòng sông Kim Ngưu gần Tam Trinh có một ngôi miếu luôn ngập tràn hoa trái và khói hương nghi ngút đó chính là miếu thờ Cô Bé Mai Hoa. Vào những ngày rằm, mùng một, ngôi miếu càng trở lên tấp nập người đi xa về gần đến thắp hương, cầu khấn cô, người ta truyền tai nhau rằng, cô bé thiêng lắm, ai mà đủ tâm, đủ đức, có duyên mà cầu khấn cô là cô sẽ ban tài ban lộc cho.
Sự tích miếu thờ Cô Bé Mai Hoa
Đến nay, những bằng chứng lịch sử về sự tích và sự hình thành lên miếu Cô Bé Mai Hoa vẫn chưa rõ ràng. Nơi đây người dân vẫn kể lại những câu chuyện khác nhau về sự linh ứng của miếu cô khiến sự tích vừa hư vừa thực thêm phần linh thiêng.
Truyện kể lại rằng xưa kia có cô bé xinh đẹp tầm 11-12 tuổi không may xảy chân ngã chết ở sông Kim Ngưu. Mộ cô bé được chôn ngay gần bờ sông nhưng dần dần có tổ mối đùn lên to như tổ ong. Nhân dân thấy vậy nên lập miếu nhỏ thờ.
Hay như một câu chuyện khác được kể lại rằng năm 1994 ngôi miếu chỉ là một nấm mồ nhỏ được người dân đặt ban thờ lộ thiên để thi thoảng ai đi qua nơi ấy thì thắp hương tránh tà ma quấy phá. Thuở ban đầu ngôi miếu rất nhỏ và đơn sơ, cốt yếu để người dân đi qua thắp hương và cầu khấn. Sau này miếu cô được người đàn ông tên Hiển tôn cấp. Từ đó, cùng với sự linh thiêng linh ứng của cô, ngôi miếu ngày càng được nhiều người dân tìm đến vái vọng và tôn tạo dần dần tạo nên ngôi miếu như ngày hôm nay.
>>> Xem thêm: Cô Đôi Thượng Ngàn – Sơn Tinh Công Chúa là ai ?
Linh thiêng miếu thờ Cô Bé Mai Hoa
Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh sự linh ứng kỳ lạ của Cô Bé Mai Hoa như cô về báo lễ, cô độ cho làm ăn, cô hành cho những người trót nói lời càn quấy khiến ngôi miếu càng trở nên huyền bí.
Miếu Cô Bé Mai Hoa nằm dưới làn cây xanh mát cạnh dòng sông Kim Ngưu đối diện tòa nhà số 18 Tam Trinh, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Miếu thờ Cô Bé Mai Hoa nhìn bên ngoài nhìn khá nhỏ nên rất khó phát hiện ra nếu không để ý. Miếu Cô Mai Hoa không chỉ thờ riêng Cô Bé Mai Hoa, tại đây còn phối thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Mẫu Thiên Tiên và các vị thần linh khác. Điều này khiến không ít người lầm tưởng rằng Cô Bé được thờ trong miếu là một vị thánh cô trong Tứ Phủ. Khi được hỏi, người thường xuyên có mặt tại miếu cho biết rằng ở cùng này âm khí mạnh, nhiều vong làm loạn lại ngay sát mé sông nên phải phối thờ Tứ Phủ để trấn đất. Từ đó, vong linh, oan hồn không về quấy phá người dân.
Thực tế, trong hệ thống thần linh tứ phủ thì cũng không có vị thánh cô nào có danh xưng là Cô Bé Mai Hoa, hay vị thánh nào có tên giống với vị thánh cô được thờ tại miếu. Tuy nhiên, việc Cô Bé Mai Hoa vô cùng linh thiêng là điều không thể phủ nhận, đặc biệt đối với người nào đã từng đến cầu khấn cô. Cứ đền gần ngày rằm, mùng 1 hàng tháng là miếu cô lại nghi ngút khói hương và tấp nập người ra vào. Cô linh thiêng nên kể cả những người ở tỉnh xa như Thái Bình, Hải Phòng cũng tìm đến miếu của cô để xin lộc.
Kinh nghiệm đi lễ Cô Bé Mai Hoa
Miếu cô tuy nhỏ nhưng rất đối linh thiêng, vào ngày 25/11/2018, lúc 4h30’ sáng miếu cô đột nhiên bị cháy, đỏ rực cả một góc trời. Tất cả đồ tế lễ, cúng bái đều bị cháy rụi riêng chỉ có bức tượng cô là không bị sao khiến người ta càng tin rằng ngôi miếu này thực sự linh thiêng. Trước cửa miếu có khu vực vỉa hè trống để để xe máy và ô tô nên con nhang có thể an tâm khi đến miếu lễ cô.
Người đi lễ Cô Mai Hoa rất nhiều. Người đi lễ cầu tài, cầu lộc cũng có, cầu làm ăn cũng có, cầu bình an sức khỏe cho gia đình cũng có. Ngoài ra, người đang gặp trắc trở trong tình duyên cũng có thể đến cầu miếu cô để nhận được sự phù hộ của cô.
Về thời điểm đi lễ miếu Cô Bé Mai Hoa thì không có quy định nào cả, nhưng tốt nhất là vào ngày linh mùng 1 hay 15 rằm hàng tháng. Tuy nhiên, ngày này thường rất đông người dân đến lễ cô và dễ xảy ra tình trạng chen chúc, bạn có thể cân nhắc đi vào ngày 30 hoặc 14 hàng tháng đều được.
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube
Có thể bạn quan tâm
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...
Hình ảnh khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11/4/2024, tức ngày mùng Ba tháng Ba năm Giáp Thìn, tại sân vận...
Chính thức Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11 tháng 4 (tức mồng 3 tháng 3 âm lịch), tại sân vận...