Quan Lớn Đệ Lục là vị quan đứng hàng đầu trong Lục phủ Tôn Quan và đứng thứ 6 trong hàng mười dinh quan lớn trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngài là vị tôn quan nổi tiếng linh thiêng nhất mực đã có công cùng Vua Cha Bát Hải Động Đình đánh giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi đất Việt, khi thác hóa ngài được phân công phụ trách công việc cho vua cha miền Địa phủ.
Các tài liệu về di tích và thần tích về đức ngài hiện nay còn rất ít do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh tàn phá. Trong bài viết này, ban biên tập sẽ tổng hợp gửi tới bạn đọc một số thông tin về vị quan lớn này.
Sự tích Quan Lớn Đệ Lục
Theo thần phả sắc phong, Quan Lớn Đệ Lục ngài vốn là con trai thứ sáu của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, Quan lớn vốn là người từ bi bác ái, yêu cây mến thú, người được vua cha hết mực yêu quý trao quyền thông tri địa phủ, là một trong bốn phủ (Thiên-Địa-Nhạc-Thoải). Dưới thời Hùng Vương, ngài vâng lệnh vua cha hạ phàm hiển thánh giúp vua Hùng và các tướng chỉ huy địa binh chống quân xâm lược, lúc này ngài giáng hạ trên đất Lộng Khê, Tứ Kỳ, Hải Dương.
Tục truyền dưới thời nhà Trần năm Nhâm Thân, nước nhà đang bị ngoại bang xâm lấn, tướng Trần Quang Khải được vua giao trấn giữ cửa ải thượng lưu khu vực Trang Đào Đồng, nay thuộc huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. Thế giặc hung hãn làm quân ta suy yếu, để bảo toàn quân lực, tướng Trần Quang Khải bèn cho lui quân về khu hạ Hồng Châu, phủ Hải Dương (Tứ Kỳ Hạ cũ) dọc theo sông Cắt, Thái Bình.
Trên đường rút quân về Tứ Kỳ, đội quân thấy một con rắn lớn bơi dọc theo đội quân,khi đến tới khu Lộng Khê (Tứ Kỳ Hạ), tổng Tất Lại thì tự nhiên phát ra một luồng hào quang ngũ sắc bay về núi Đống Thần gần đó rồi tự nhiên biến mất. Với diện tích núi Đống Thần chừng mười mẫu đất, cây cối mọc um tùm rậm rạp mua mãi xum xuê. Thấy địa thế thuận lợi tướng Trần Quang Khải cho quân nghỉ ngơi đóng quân tại đó. Buổi chiều ngày mùng chín tháng giêng năm Nhâm Thân, triều đình cùng nhân dân tại bản lập đàn linh sơn tú khí về giúp sức. Địa thần làng Lộng Khê đã hiện thân phò vua dẹp tan giặc giữ và có công đầu trấn giữ tám cửa biển phía tây.
Đất nước thái bình nhờ ơn công thần phò trợ, vua ban sắc phong ngài được sắc phong “Đệ Lục Tôn Quan Thượng Thượng đẳng tối linh thần” giao cho nhân dân trong vùng ngày đêm nhang khói phụng thờ.
>>> Xem thêm: Ngũ Vị Tôn Quan là ai ?
Đền thờ Quan Lớn Đệ Lục
Quan Lớn Đệ Lục được thờ chính tại miếu Giáp Lục nằm tại thôn Đào Động, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. Tuy nhiên, miếu đã bị phá bỏ từ thời giặc Pháp nên không còn nữa.
Đền thờ Quan Lớn Đệ Lục
Ngày nay đền thờ Quan Lớn Đệ Lục được phối thờ ở hai nơi chính, một là đền thờ Quan Lớn Đệ Lục nằm trên đất Lộng Khê xã Tiên Động, Tứ Kỳ, Hải Dương trên di tích núi Đống Thần cũ, hai là được phối thờ trong quần thể di tích đền Đồng Bằng, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Trong Hội đồng quan lớn trong Tứ Phủ được chia thành hai hàng vị, một là Ngũ Vị Tôn Quan gồm các vị Quan lớn từ Quan Lớn Đệ Nhất đến Quan Lớn Đệ Ngũ, hai là hàng Lục Phủ Tôn Quan gồm các vị từ Quan Lớn Đệ Lục đến Quan Lớn Đệ Thập.
Khánh tiệc Quan Lớn Đệ Lục
Ngày khánh tiệc Quan Lớn Đệ Lục diễn ra vào các ngày mùng 8 và mùng 9 thánh Giêng hàng năm.
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chương trình lễ hội Phủ Dầy 2023
Chương trình lễ hội Phủ Dầy 2023 theo truyền thống được tổ chức lại sau...
Tiệc Tứ phủ : Các ngày tiệc Tứ phủ trong tháng 2 âm lịch
Có thể nói, trong tháng 2 âm lịch là tháng nhiều nhất các ngày khánh...
Những lưu ý, kinh nghiệm đi chợ Viềng Nam Định
Chợ Viềng (Phủ Dầy Nam Định) là một trong 7 điểm đến hấp dẫn nhất...
Xây dựng kế hoạch tổ chức Chợ Viềng Xuân 2023
Ngày 3/1/2023, Ban chỉ đạo Chợ Viềng huyện Vụ Bản đã họp xây dựng kế...
Thành lập Ban chỉ đạo Chợ Viềng Xuân năm 2023
Ngày 27 tháng 12 năm 2022, UBND huyện Vụ Bản đã có quyết định Số:...
Các ngày khánh tiệc Tứ phủ tháng 12 âm lịch
Tháng 12 âm lịch (tháng Chạp) – là tháng cuối cùng của một năm, hãy...
Chợ Viềng Nam Đinh 2023
Chợ Viềng Nam Định là phiên chợ truyền thống nổi tiếng và đặc sắc được...
Một số bản văn Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn còn là Chầu Đệ Nhị hoặc chầu bà...