Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với “ngón” phở bò gia truyền Nam Định và trở nên quen thuộc với mọi người không chỉ trên quê hương Nam Định mà còn ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài. Phở Nam Định có nguồn gốc, xuất xứ và đặc trưng riêng không thể lẫn với phở của vùng khác.
Phở bò gia truyền Nam Định
Vào những năm 1955-1956, người dân ở làng Giao Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực (cách TP Nam Định 14km) đã có phở gánh hay phở xe tới những phố phường của Hà Nội và chiếm được lòng tin của khách hàng. Phở bò Nam Định có nguồn gốc từ mảnh đất họ Cồ, làng Giao Cù với kinh nghiệm làm bánh phở lâu năm.
Phở bò Nam Định cũng giống vùng khác gồm bánh phở, thịt bò, nước phở và một số gia vị nhưng đặc biệt ở chỗ bánh phở Cồ sợi nhỏ ngon, mềm không khô cứng và nồng như ở nơi khác. Bánh phở Giao Cù được làm từ gạo chiêm của vụ trước để hết nhựa mới đem nghiền bằng cối xay đá rồi tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi nên trắng, dai và thơm nục. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt ra ngay ăn mềm vẫn giữ được độ tươi ngon và chất dinh dưỡng của thịt. Có người nói “nước trong, bánh dẻo, thịt mềm…ắt là phở ngon”.
Công đoạn pha chế nước dùng của phở Nam Định là quan trọng nhất, đó là bí quyết gia truyền của những người thợ làm phở. Nước phở được ninh từ xương ống của bò cùng một số gia vị như thảo quả, gừng, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò gai, thanh quế, hành khô, tôm nõn, sá sùng…Xương rửa sạch, cạo hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước đầu tiên đổ đi để khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò vào nước dùng, nước lần sau mới làm nước dùng cho thêm gừng và hành củ nướng vào. Để lửa lớn cho nước sôi sau đó giảm bớt lửa vớt bọt cho thêm ít nước lạnh đun sôi rồi vớt bọt cho đến khi nào nước trong và không còn bọt nữa, cho ít gia vị và điều chỉnh lửa để nước sôi lăn tăn không bị đục và có vị ngọt của xương. Nước dùng ngon là do các loại gia vị theo bí quyết “gia truyền” của dòng họ Cồ.
Trong lòng bát men sứ trắng tinh những sợi phở trắng mềm như lụa cùng vài miếng thịt bò thái mỏng, nhúng thêm cọng hành lá và ít rau thơm thái nhỏ, vài cánh mùi xanh mướt mỏng manh chan chút nước dùng trong vắt là du khách có thể thưởng thức ngay món phở “gia truyền” mà chỉ ở Thành Nam mới có hương vị ngon ngọt của xương ấy. Du khách có thể thưởng thức phở bò tại những quán nổi tiếng ngon trên đất Thành Nam như phở Đán ở phố Hai Bà Trưng và phở Quảng Nguyên ở phố Hàng Thao – TP Nam Định….
Xem thêm:
- Đặc sản bánh gai Nam Định
- Bánh đa vừng Phủ Dầy
- Đặc sản kẹo lạc Phủ Dầy xã Kim Thái,Vụ Bản, Nam Định
- Đặc sản bánh nhãn Nam Định
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official
Có thể bạn quan tâm
Các bản văn Quan Lớn Đệ Tam hay nhất
Sau đây xin tổng hợp một vài bản bản văn Quan Lớn Đệ Tam mẫu...
Hát văn hầu Mẫu Đệ Tam
Trong bài viết này xin tổng hợp gửi tới bạn đọc lời hát văn hầu...
Các bản hát văn hay về Quan Lớn Tuần Tranh
Quan Lớn Tuần Tranh hay còn gọi là Đệ Ngũ Vương Quan, ngài là con...
Sự tích và đền thờ Cô Bé Mỏ Than Tuyên Quang
Cô Bé Mỏ Than vốn là một thánh cô bản cảnh ngự trên Đền Cô...
Thành lập Câu lạc bộ nghệ thuật hát văn xã Kim Thái
Ngày 29/5, xã Kim Thái (Phủ Dầy-Vụ Bản-Nam Định) đã tổ chức ra lễ mắt...
Văn thơ của Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy – Liễu Hạnh Công chúa
Văn thơ của Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy – Liễu Hạnh Công Chúa khi còn...
Phải làm gì khi bị ném hèo khi đi xem hầu đồng ?
Trong một số canh hầu khóa lễ, một vài người tham dự bị các thanh...
Tết Đoan Ngọ 2022 là ngày nào, cúng vào giờ nào ?
Người Việt Nam ta đã từ lâu đều biết tới ngày Tết Đoan Ngọ với...