Lễ Vu Lan báo hiếu bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Bồ Tát Mục Kiền Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, Mục Kiền Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật môn, và được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Đức Phật.
Sự tích lễ Vu lan báo hiếu
Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Kiền Liên nhớ về mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống cõi khổ và thấy mẹ mình bị đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết, đói không được ăn, khát không được uống.
Nhìn mẹ thân hình tiều tụy, đói không được ăn, khát không được uống, ngài không khỏi thương xót. Đã dùng pháp thuật của mình vận dụng phép thần thông đến với mẹ và dâng cơm cho mẹ ăn. Nhưng lạ thay, những hạt cơm cứ gần tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành than hồng lửa đỏ. Không có cách nào khác, Mục Kiền Liên trở về bạch chuyện với Ðức Phật, và mong được chỉ dạy cách cứu vớt để linh hồn mẹ ngài được siêu thoát.
Đức Phật cho Mục Kiền Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông phải sinh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy.
Đức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bảy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng dường, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.
Theo lời Đức Phật dạy, nhằm ngày rằm tháng bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dường), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát về cảnh giới lành.
Noi gương hiếu lễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, cứ đến ngày rằm tháng bảy hàng năm các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Lễ vu lan báo hiếu hàng năm
Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu “Tết lễ cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Đây là đại lễ báo hiếu với ông bà, cha mẹ, tổ tiên – một tập tục đáng quý của người Việt.
Đại lễ Vu Lan báo hiếu hàng năm là dịp để Phật tử bày tỏ lòng tri ân và báo ân của mình đến Ba Ngôi Tam Bảo, đến Cha Mẹ hiện tiền. Đại Lễ Vu Lan báo hiếu cũng là dịp nhằm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, qua đó hòa quyện với nhau tạo nên một nếp sống đạo hiếu ngàn đời của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...
Hình ảnh khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11/4/2024, tức ngày mùng Ba tháng Ba năm Giáp Thìn, tại sân vận...
Chính thức Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11 tháng 4 (tức mồng 3 tháng 3 âm lịch), tại sân vận...