Liên hoan nghệ thuật Chầu văn trong Lễ hội Phủ Dầy năm 2018

Ngày 19 tháng 4 (tức ngày mùng 4 tháng 3 năm Mậu Tuất), Ban tổ chức Lễ hội Phủ Dầy của huyện Vụ Bản tổ chức thành công Liên hoan nghệ thuật Chầu văn tại Phủ Chính Tiên Hương và Phủ Vân Cát, địa điểm tổ chức tại các Phương du.

Nghệ thuật hát văn xuất hiện tại Nam Định vào khoảng thế kỷ XIII và phát triển mạnh vào thế kỷ XV gắn với tục thờ Mẫu trong Tín ngưỡng Tứ phủ của thần điện Việt Nam, tiêu biểu là Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghệ thuật Chầu văn vẫn duy trì được những tinh hoa đặc sắc và ngày càng phát huy giá trị trong đời sống xã hội. Năm 2013, nghi lễ chầu văn đã được Bộ văn hóa, thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Với những giá trị đặc sắc, đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, vào ngày mùng 4 tháng 3 âm lịch, Liên hoan nghệ thuật Chầu văn trong Lễ hội Phủ Dầy lại được tổ chức tại phương du phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát. Đây chính là không gian để vẻ đẹp của Chầu văn có dịp được phô bày, lan tỏa cho du khách thập phương và để loại hình nghệ thuật tín ngưỡng này đến được gần hơn với cộng đồng.

Năm nay, Lễ hội Phủ Dầy có 25 cung văn tham gia thi hát tại phủ Tiên Hương và 20 cung văn tham gia thi hát tại phủ Vân Cát. Với 17 tiết mục hát văn hầu chầu như: Văn Chầu Đệ nhị, Chầu Đệ tam, Chầu Lục, Chầu Bé, Văn giá Cô bé Đông Cuông, giá Chúa Thác bờ… đã được các thí sinh thể hiện qua giọng hát mượt mà, cùng với tiếng đàn, tiếng phách khi trầm, khi bổng đã lôi cuốn, thu hút đông khách thập phương thưởng thức.

Một số hình ảnh Liên hoan nghệ thuật Chầu văn tại Phủ Tiên Hương:

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *