Lễ cúng vào hè

Hôm nay, ngày mùng Một tháng Tư âm lịch khắp nơi tổ chức cúng vào hè, là ngày mà khắp các đền, phủ, miếu điện ở các làng quê làm lễ Vào hè. Cúng vào hè có mục đích là để cầu người khỏe, vật yên, không có bệnh dịch, mùa màng tươi tốt, thời tiết thuận hòa.

Lễ cúng thường tiến hành ở các miếu trong các xóm. Lễ vật dâng cúng thường đơn giản: Xôi, chuối, oản, bỏng ngô, bánh tẻ, hoa quả…đặc biệt là có nấu một nồi cháo to, đơm ra các bát bày ra cả một mâm hoặc kín chiếc chiếu.

Mấy năm nay, dân ta chuộng lễ bái, nên các tuần tiết, lễ lạt được phục hồi, trong đó có lễ vào hè, tổ chức vào ngày 1 tháng 4.

Trẻ con, vãi già ở nông thôn rất hào hứng với ngày lễ vào hè hằng năm. Trong ảnh là lễ cúng vào hè ở Đường Lâm cổ ấp (trích từ sách Làng cổ Đường Lâm ) / FB : @Nguyễn Xuân Diện

LỄ cúng vào hè

Lễ Cúng vào hè tại các làng quê Việt Nam

Chẳng biết Lễ cúng vào hè có tự bao giờ, chỉ biết rằng khi tôi còn bé xíu, lũn cũn chạy theo anh theo chị đi chơi khắp xóm thì cứ gần đến đầu tháng tư âm lịch khi lễ cúng vào hè được tổ chức lại là niềm mong đợi của tất cả mọi người, trong đó có cả lũ trẻ chúng tôi.

Đồ lễ vào hè cũng đơn giản không cầu kì gồm lễ thần và lễ chúng sinh.

– Lễ thần là lễ quan ôn, quan đương niên – những vị thần cai quan trong một năm. Lễ vật gồm có ngựa, vàng mã, hương nến, hoa quả. Ngoài thanh bông hoa quả, người ta còn chuẩn bị hai mâm lễ mặn có đủ rượu thịt.

– Lễ chúng sinh gồm đủ loại hoa quả, lương thực, ngũ cốc như oản quả, bánh tẻ, bỏng ngô, khoai lang luộc, chuối, dưa, bánh kẹo, cháo trắng, kèm theo ít vàng mã và tiền lẻ đặt trong một cái nong hoặc cái nia trước ban thờ thần. Bà tôi thường bảo lễ chúng sinh dành cho các cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa, không có thân nhân thờ cúng trên dương thế để chúng không phá phách cuộc sống con người. Lễ vật cúng chúng sinh là những vật phẩm dân dã gần gũi cuộc sống đời thường thể hiện sự tôn trọng nghề nông và các sản phẩm do chính bàn tay người nông dân làm ra. Còn cháo trắng có ý nghĩa biểu trưng cầu mát, tức là cầu sự “hợp” giữa Thiên – Địa – Nhân và sinh loài trong sinh hoạt cộng đồng.

Lễ vào hè là được diễn ra vào lúc tiết nông đã nhàn, thời tiết chớm vào hạ. Bởi vậy lễ vào hè là một tín ngưỡng mà người xưa muốn gửi vào đó một mong cầu thời tiết thuận hòa, sức khỏe cho mọi người, vạn vật được yên ổn, không có dịch bệnh, mùa màng tươi tốt, cuộc sống sung túc đủ đầy…

Lễ cúng vào hè là một biểu hiện của lễ tục văn hóa lành mạnh, một nét văn hóa truyền thống của người dân ở làng quê Việt Nam. Ngày nay khi cuộc sống của dân làng đã khấm khá hơn, ngày lễ vào hè ở các làng quê thường được chọn vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật đầu tháng tư để các gia đình trong xóm, làng tổ chức một bữa liên hoan chung. Trong buổi liên hoan, có đại diện các gia đình cả nam và nữ đều tham gia. Đây là cơ hội để mọi người trao đổi trò chuyện và rút kinh nghiệm cách ứng xử giao tiếp, tình làng nghĩa xóm.

>>> Xem thêm các video khác  về Phủ Dầy Nam Định tại kênh Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

(Sưu tầm)

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *