Lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay còn được nhân dân gọi ngắn gọn là Lăng Mẫu nằm ở trên cánh đồng xóm 3 thôn Tiên Hương (xã Kim Thái – huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định) tương truyền đây là nơi chôn cất xác phàm của Mẫu. Cùng với Phủ Chính Tiên Hương và Phủ Vân Cát, lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là điểm đến tâm linh quan trọng thứ 3 mà mỗi du khách khi hành hương về Phủ Dầy nhất thiết không thể bỏ qua.
Khu cổng dẫn vào lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Vị trí và cách di chuyển đến lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Khu Lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh nằm ở phía nam Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy, trên cánh đồng thuộc xóm 3 thôn Tiên Hương, chỉ cách Phủ Chính Tiên Hương chừng 1km ngay bên cạnh đường giao thông liên xã và Phủ Bóng Nguyệt Du Cung. Để tới nơi đây, du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiên khác nhau vì đường đi rất thuận tiện và cách không xa trung tâm Hà Nội :
- Nếu đi bằng ô tô từ Hà Nội du khách chạy dọc theo Quốc lộ 1A cao tốc Pháp Vân – xuống nút giao Cao Bồ (Nam Định) rẽ trái đi vào đường QL 10 chừng 10km thì tới thị trấn Gôi, tại ngã 3 Gôi rẽ trái đi đường tỉnh lộ 56 chừng 3km rồi rẽ phải tại nút giao ngã 3 đền Cây Đa Bóng là thấy Lăng Mẫu ngay bên cạnh. Tổng thời gian chỉ mất chừng 1h30 phút
- Nếu đi bằng xe máy, du khách có thể theo dọc tuyến Quốc lộ 1A cũ rồi tới cầu Rẽ, theo tuyến 1A cũ về TP Phủ Lý, rẽ trái tại nút giao QL1 A với Quốc lộ 21A, theo dọc QL21A hướng về TP Nam Định, qua chợ Lợn rẽ phải có biển chỉ dẫn đi Phủ Dầy, tới tỉnh lộ 56 rẽ phải chừng 10km tới Phủ Dầy, đi thẳng tiếp qua đền vọng Mẫu Đông Cuông rồi rẽ trái qua Phủ Bóng Nguyệt Du Cung là tới Lăng Mẫu, tổng thời gian áng chừng 2h30 phút.
Cách di chuyển tới khu lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Truyền thuyết về khu Cồn Cá Chép và lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Theo Nam Định Dư địa chí lược của Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thân (1880) Khiếu Năng Tĩnh thì tại Cồn Cá Chép thôn Tiên Hương có một ngôi mộ cổ, nơi đây quanh năm cây cối xanh tươi tương truyền là mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Dân trong làng mỗi khi có bệnh thường ra đây hái lá bẻ cành làm thuốc về sao vàng rồi sắc nước uống nên rất nhiều người đã khỏi bệnh. Thường thì khi đến hái lá phải thắp hương trên mộ, khấn vái cầu xin sẽ khỏi bệnh. Nếu tự tiện hái lá, lại đem lời nhạo báng tất bị ốm đau. Nhưng nếu đem lễ vật ra mộ sám mối thì bệnh tất lại bình thường. Lễ vật chủ yếu là hương hoa, cốt tâm thành là được.
Chuyện kể có một viên quan ra mộ nghịch ngợm, về nhà bị ốm lại, người nhà sửa lễ rất to rồi khấn vái qua loa vẻ kiêu căng ngạo mạn, do đó bệnh không khỏi, mà cả vợ y cũng bị sốt cao, sau viên quan đó phải thân hành ra mộ làm lễ xám mối bệnh tình mới lui”
Thời vua Minh Mệnh (1820 – 1840) quan tri huyện Vụ Bản cho người xây gạch quanh ngôi mộ cổ nhưng chỉ xây một bề nhỏ cho mọi người đến đặt lễ. Đó là lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh nằm trên cồn Cá Chép ở xứ Cây Đa thôn Tiên Hương.
Hình ảnh Cụ Bà Nguyễn Thị Đào hiệu Tâm Linh(1892-1982), cụ là người đã cùng chồng đứng lên hưng công việc tôn tạo xây dựng Lăng Mẫu
Chuyện Hoàng hậu Năm Phương đi cầu tự và tạ ơn tôn tạo Lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Tương truyền năm 1937, Vua Bảo Đại lấy vợ đã lâu nhưng không có con nên Nam Phương Hoàng Hậu đến cầu tự ở Đền Sòng Sơn (Thanh Hóa) và được Mẫu ban ơn cho Hoàng Tử Bảo Long. Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã báo mộng cho Hoàng Hậu biết mộ của mình ở ngôi Miếu xứ cây đa Phủ Dầy. Để trả ơn đó Vua Bảo Đại đã cho dựng lăng để tạ ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Theo học giả Trần Đăng Ngọc thì: “Năm 1938 Vua Bảo đại đã cho “hội xuân Kinh” triều đình Huế tiến hành hưng công trùng tu xây dựng khu lăng Mẫu hoàn toàn bằng đá xanh và 60 búp sen hồng khang trang to đẹp”.
Kiến trúc Lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Trung tâm của lăng là ngôi mộ Thánh Mẫu ghép bằng đá xanh cao hình tám cạnh, chạm khắc theo hình quẻ dịch. Hướng chính của lăng là hướng Tây quay về phía dãy núi Tiên Hương. Từ ngoài vào bước theo bậc tam cấp lên đến mộ phải qua 5 lớp tường toàn bằng đá được chạm khắc, mỗi lớp tường vuông đều có cửa, cửa được bổ trụ bằng đá vuông với ba mặt đều khắc câu đối và phía trên đặt các nụ sen bằng đá hồng nhạt tới 60 nụ sen đá.
Lăng Mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Bao quanh lăng mộ là vườn cây bóng mát quanh năm, có 4 cột trụ cao to bốn góc, tạo thành cảnh quan khu lăng mộ thêm trang nghiêm, long trọng. Ngôi mộ được đặt ngay chính trung tâm và ở chỗ cao nhất của cả khu lăng. Tại bốn cửa ở bậc cuối cùng đều có một bức bình phong bằng đá án ngữ. Phía sau cửa chính, nằm về hai phía góc đối diện với cửa ra vào là hai nhà bia với bốn cột vươn lên.
Theo nhiều tài liệu cũ thì trước kia khu lăng mộ Thánh Mẫu không có nhà cho thủ từ ở, tuy nhiên để việc trông coi được thuận tiện, cũng như việc tiếp đón du khách được trang trọng, về sau xây dựng thêm khu ở của thủ từ và bao quanh khu lăng mộ là có hàng rào bằng sắt. Bên cạnh khu lăng mộ còn có một gian ngôi nhà trong đó điện thờ được bài trí với ban thờ Mẫu nằm chính giữa, từ ngoài bước vào thì bên phải ngay cạnh ban thờ Mẫu là ban thờ Bà Cai Bản mệnh, tiếp là ban thờ đức Thánh Trần. Bên trái của Ban thờ Mẫu là ban thờ quan lớn đệ nhất và ban thờ Nhị Vị Cô Nương.
Lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiện nay đã trở thành một di tích không thể thiếu được khi mỗi khách hành hương về với lễ hội Phủ Dầy và ngày càng nhiều các du khách về thăm quan dâng hương lên mộ phần bày tỏ tấm lòng thành kính đối với Mẫu.
>>> Xem thêm: Phủ Chính Tiên Hương >>> Phủ Bóng Nguyệt Du Cung >>> Phủ Vân Cát
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube
Có thể bạn quan tâm
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...
Hình ảnh khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11/4/2024, tức ngày mùng Ba tháng Ba năm Giáp Thìn, tại sân vận...
Chính thức Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11 tháng 4 (tức mồng 3 tháng 3 âm lịch), tại sân vận...