Kỷ niệm 2 năm ngày “Tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ” của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với đời sống tinh thần và các phong tục tập quán văn hóa của người dân, được cộng đồng trân trọng, lưu truyền từ ngàn đời nay.

Ngày 13/9, tại Phủ Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đã diễn ra lễ kỷ niệm 461 năm đản nhật sinh thần Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đồng thời kỷ niệm 2 năm ngày “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.


Lễ rước Thánh Mẫu lên hầu điện

Đến tham dự buổi lễ có nhiều đại diện của các sở, ban ngành

Giáo sư sử học Lê Văn Lan và các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm 2 năm ngày “Tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ” của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại do bản thân Tín ngưỡng thờ Mẫu có giá trị đặc sắc bởi di sản gắn liền với đời sống tinh thần và các phong tục tập quán văn hóa của người dân, được cộng đồng trân trọng và liên tục lưu truyền từ ngàn đời nay.

Hồ sơ “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận với những tiêu chí nổi bật sau:

– Di sản được coi là một phương thức quan trọng đối với các cộng đồng để thể hiện ký ức lịch sử, bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết và đáp ứng nhu cầu tâm linh;

– Việc ghi danh di sản này sẽ góp phần vào khả năng bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản ở các cấp độ khác nhau, do có những điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng và các nhóm người tôn thờ các thánh mẫu (nữ thần) như là biểu tượng của lòng từ bi và ban ơn trong các phần còn lại của thế giới, và sự kết hợp của đạo giáo, Phật giáo và nhiều tôn giáo khác đại diện cho di sản này. Đây là di sản chung của nhiều nhóm dân tộc ở Việt Nam, do đó việc ghi danh sẽ khuyến khích đối thoại và tôn trọng sự đa dạng văn hóa ở cấp địa phương. Sự sáng tạo của con người sẽ phong phú hơn vì các yếu tố nghệ thuật của di sản bao gồm những bộ trang phục, điệu múa và âm nhạc chiếm một vị trí quan trọng trong lễ hội;

– Từ những năm 1990, Việt Nam đã tiến hành những biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản từ cấp Trung ương đến địa phương. Những biện pháp này thể hiện sự cam kết của chính phủ, cộng đồng và các nhóm chuyên nghiệp trong việc bảo tồn di sản. Mục tiêu tổng quát là nhằm bảo vệ di sản chống lại các mối đe dọa đến từ bên ngoài và bên trong, chẳng hạn như việc thương mại hóa quá mức hay các nghi thức cúng bái bị bóp méo;

– Di sản đề cử được xem là kết quả của sự tham vấn rộng rãi và hợp tác giữa những người thực hành tín ngưỡng ( thủ nhang, cung văn và thanh đồng tâm linh), đại diện cộng đồng và các viện nghiên cứu, cũng như một số tổ chức phi chính phủ và cơ quan chính phủ;

– Di sản đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2013. Công tác kiểm kê di sản được Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cập nhật hàng năm. Di sản được xây dựng với sự tham gia của cộng đồng địa phương, già làng và thủ nhang.

Thanh đồng Nguyễn Việt Trang khai hội Phủ Tây Hồ

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, việc tôn thờ nữ thần, thờ Mẫu khá phổ biến và như một lòng tri ân, suy tôn đối với bậc mẫu nghi thiên hạ. Liễu Hạnh Công chúa là một trong những vị thần quan trọng của tín ngưỡng, bà là một trong bốn vị thánh “Tứ bất tử” của Việt Nam. Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo mẫu.

Nguồn VTV.vn.

>>> Xem thêm: Phủ Chính Tiên Hương    >>> Phủ Bóng Nguyệt Du Cung    >>> Phủ Vân Cát

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *