Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp Nhất, thôn An Thái cũ (nay là xóm 1 thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) ngay cạnh Phủ Chính Phủ Dầy nơi Thánh Mẫu Giáng Sinh và xát bên cạnh là Phủ Nội Tiên Đình. Đền thờ các vị tổ tiên sinh ra Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là di tích nằm trong quần thể di tích lịch sử- văn hóa Phủ Dây.
Khải Thánh Từ Phủ Dầy
Khải Thánh Từ còn lưu. giữ 3 tấm bia quý nói lên lịch sử hình thành Khải Thánh Từ. Tấm bia có niên đại Thành Thái năm thứ 17 (1905) ghi rõ “Nam Thiên danh tích Vụ Bản Tiên Hương: Tiên Chúa đản sinh cố trạch đã, tam nguyệt khánh hội xu bái giả đa”.
Dịch nghĩa: Tiên Hương Vụ Bản danh tích trời Nam: nhà cũ là nơi Tiên chúa sinh ra. Vào địp lễ hội tháng ba, khách hành hương vào đây chiêm bái đông đúc.
Tấm bia thứ hai có niên đại Bảo Đại năm thứ 13 (1938): “Khải Thánh Từ bi ký”, đoạn đầu ghi: “Ngụ ấp Nguyệt Du Cung từ Đồng quan Trần Vũ Thực tiến cúng điền tử Khải Thánh Từ lưu trí vĩ hương đăng… ”. Dịch nghĩa là: “Người ở làng là Đồng quan
Trần Vũ Thực dâng cúng ruộng và các đồ vật cho đền Khải Thánh giữ gìn sắp đặt để đèn hương thờ phụng…”.
Cùng niên đại Bảo Đại năm thứ 13 (1938), bia thứ ba do người hưng công là Kỳ Ião Trần Ngọc Nghĩa và các vị khác cúng lập tấm bia đá, đoạn đầu ghi rõ:
“Ngô hệ cổ Lê tính, ngô ấp cổ An Thái. An Thái tiên từ danh, thiên hạ tứ plương xu bái tiên từ giả vãng vãng truy tố tổ miếu chiêm bái yên. Nguyên tiền cố trạch nhất khu cẩn tứ ngũ xích, ngũ ốc tam gian cổ lĩ. Đồng Khánh tam niên mãi đình tiền thập dự xích dĩ quảng tự sở. Đãi Thành Thái nguyên niền bản hệ hội họp trùng tu cổ miếu, thiên ử tân trạch, hựu tăng tạo đệ nhị tòa tam gian dĩ tiện tứ thời hưởng tự. Kỳ cựu thổ trạch giao dữ trưởng gia tự cư. Khải Định lực niên cung chú Thái tổ đồng tượng nhất vị, đồng chung nhất quả. Khải Định bát niên hựu tu đệ tam tòa tam gian nhị hạ, đường tai hoàng hĩ”.
Nhà nghiên cứu lão thành Lê Xuân Quang dịch như sau:
“Họ ta xưa vốn họ Lê, ấp ta xưa tên là An Thái. Đền Tiên An Thái tiếng vang khắp bốn phương, thiên hạ hướng về lễ bái ở đến Tiên, lại qua tưởng nhớ tới nơi sinh Thánh, thường đến miếu Tổ để chiêm ngưỡng, bái yết vậy! Nguyên xưa có ba gian nhà gạch làm trên đất cố trạch (nền nhà cũ) khoảng 4-5 thước. Niên hiệu Đồng Khánh thứ 3 (1888), mua 10 thước đất trống ở trước sân để mở rộng nơi thờ tự. Đến năm đầu niên hiệu Thành Thái (1889), trong họ hội họp trùng tu miếu cũ dời đến đất mới mua, xây hai tòa ba gian, để tiện bốn mùa thờ cúng, còn miếng đất cũ giao cho nhà trưởng làm của tư. Niên hiệu Khải Định thứ 6 (1921), đúc một pho tượng Thái tổ bằng đồng, một quả chuông đồng. Niên hiệu Khải Định thứ 8 (1923), lại làm tòa thứ ba ba gian, hai dãy nhà ở to lớn, sáng sủa như vậy thay”.
Như vậy, miếu Tổ tức Khải Thánh Từ đã có từ lâu, ban đầu chỉ có 3 gian nhà ngói làm trên nền nhà cũ, sau đó mua đất mổ rộng thành Khải Thánh Từ có 3 cung và hai dãy rộng rãi để thờ cúng. Khải Thánh Từ còn giữ được bộ đổ thờ bằng đồng gồm lư hương lớn, bát hướng, cây nến và sáu đài rượu đều khắc chìm “Tiên Hương Khải Thánh Từ”. Ngoài ra còn bức hoành phi “Khải Thánh Từ” làm năm Quý Tỵ (1893) và hai câu đối làm năm Giáp Thìn (1904) đều nói về Khải Thánh Từ, được làm từ đời Thành Thái.
“Tiên tích hà niên hương bản thất
Long chương lịch đại vũ lưu căn
Tạm dịch:
“Nhà cũ năm nào còn lieu tiên tích.
Giấc xưa ngàn đời mãi đẹp bằng rông
(Thủ nhang Phạm Thị Canh người xã La Phù, phủ Thường Tín, tĩnh Hà Đông cúng tiến).
Và câu
Cố trạch tương truyền tam khải thánh
Từ ân biên cập vạn sinh linh.
Tạm dịch:
“Nhà cũ tương truyễn ba khải thánh
Phúc lành tỏa rộng vạn sinh linh.
(Thủ nhang Phạm Thị Miện người xã Đông Ngạc, Hà Nội cũng tiến)
Quý hơn nữa, Khải Thánh Từ còn lưu giữ bản “Trần Tộc Cựu Tích Phả Ký” có niên đại 20 tháng 3 năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766) do Trần Ngọc Huệ sao lại ngày 21 tháng 8 năm Khải Định thứ 8 (1923), nêu lịch sử tổ tiên của Thánh Mẫu Liễu Hạnh có một số điểm nói về gia thế rõ hơn, nhất là các vị tổ tiên được thờ trong Khải Thánh Từ (kèm thêm thông tin các ngày cúng kỵ). Khẳng định nguồn gốc họ Lê của các vị Khải Thánh và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Khải Thánh Từ có 3 cung, chính cung đặt tượng các vị Khải Thánh của Đức Thánh Mẫu bao gồm: tượng đồng Thái tổ Lê Công Tiên là thủy tổ đồng họ Lê về An Thái được đặt ở giữa; bền phải và bên trái là Khải Thánh Phụ Lê Công Chính (tự Phúc Chính) và Khải Thánh Mẫu Trần Thị Phúc. Song thân của Thánh Mẫu đều được triều Nguyễn phong Trung đẳng thần.
Hai cung ngoài trùng thiềm tạo không gian thờ cúng rộng rãi. Cung giữa có tượng Tam tòa Thánh Mẫu gồm: Thánh Mẫu Liễu Hạnh công chúa được phong Thượng đẳng thần, Quỳnh Cung Duy Tiên công chúa (em dâu của Thánh Mẫu Liễu Hạnh) và Quảng Cung Quế Anh công chúa (cháu của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, con của Duy Tiên công chứa). Hai vị “Thánh Mẫu này được triều Nguyễn phong là Trung đẳng thần. Cung ngoài là bái đường, gian giữa có điện thần công đồng trang nghiêm.
Được sự quan tâm của chính quyền và sự hằng tâm của khách thập phương, Khải Thánh Từ là miếu đường thờ các vị tổ tiên sinh ra Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngày càng được tôn tạo trang nghiêm, rộng rãi để khách hành hương về quê hương Thánh Mẫu vào chiêm bái các vị Khải thánh ngày càng đồng vui tấp nập, tổ lòng tôn kính những bậc tổ tiên đã sinh thành ra Thánh Mẫu ngay tại quê hương trên nền “cố trạch” (nhà cũ).
Theo dõi fanpage Phủ Dầy để cập nhật thường xuyên các thông tin facebook.com/phuday.vn
Có thể bạn quan tâm
Kế hoạch tổ chức chợ Viềng xuân năm 2025 – Phủ Dầy Nam Định
Năm 2025, chợ Viềng Phủ Dầy Nam Định theo truyền thống được tổ chức vào...
Đại hội Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định nhiệm kì II (2024-2027)
Ngày 7/12, tại Phủ Chính Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định),...
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...