Sáng ngày 7 tháng 4 (tức mùng 3 tháng 3 Âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Lễ Khai hội Phủ Dầy năm 2019 chính thức diễn ra, sự kiện thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.
Khai hội Phủ Dầy 2019 – Bảo tồn và phát huy những giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tham dự buổi khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm nay về phía chính quyền có đại diện lãnh đạo tỉnh, huyện ,các ban ngành địa phương, đại diện các ông bà thủ nhang đồng đền, phủ, lăng và chùa trong quần thể di tích Phủ Dầy, cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương tham dự.
Phát biểu tại lễ khai mạc ông Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định nhấn mạnh Lễ hội Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc. Việc tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc biệt này.
Hằng năm, cứ vào mùa lễ hội, hàng nghìn du khách thập phương hướng về Phủ Dầy để thực hiện tín ngưỡng tâm linh theo tục thờ Mẫu, đồng thời tham quan chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc độc đáo, nơi khởi nguồn của nghệ thuật hát chầu văn và cái nôi của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đặc biệt từ khi thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội Phủ Dầy ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò trung tâm của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, trở thành điểm đến của du lịch tâm linh không thể thiếu đối với du khách trong nước và quốc tế.
Thời gian gần đây, nghi lễ chầu văn, hầu đồng đang bị biến tướng ở một số nơi, sai lệch đi với các giá trị của di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu. Để ngăn chặn tình trạng trên, Ban tổ chức đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của di sản. Đặc biệt để ngăn chặn các biến tướng trong mùa lễ hội. Phát huy vai trò trung tâm thủ nhang các đền, phủ, chùa trong quần thể di tích khi diễn ra lễ hội tuyệt đối không được để diễn ra các hoạt động trái với thuần phong mỹ tục trong khu thờ tự. Bên cạnh đó, cũng tăng cường quản lý, xử lý nghiêm các hoạt động dịch vụ “chặt chém” du khách, mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, hướng tới xây dựng môi trường lễ hội Phủ Dầy lành mạnh để tăng sức hút du khách.
Lễ hội Phủ Dầy 2019 sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ 7 đến ngày 12 tháng 4) với các hoạt động văn hóa truyền thống phong phú như: liên hoan nghệ thuật hát chầu văn, lễ rước Mẫu thỉnh kinh, lễ rước đuốc tại Phủ Chính Tiên Hương, thi đấu cờ người, kéo hoa trượng hội sẽ lần lượt diễn ra trong suốt thời gian lễ hội.
Một số hình ảnh tại buổi khai mạc lễ hội Phủ Dầy 2019 :
Khai hội Phủ Dầy 2019
Khai hội Phủ Dầy 2019
Khai hội Phủ Dầy 2019 – Bảo tồn và phát huy những giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu
Xem thêm:
>>> Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
>>> Gìn giữ và phát huy nét đẹp của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chương trình lễ hội Phủ Dầy 2023
Chương trình lễ hội Phủ Dầy 2023 theo truyền thống được tổ chức lại sau...
Tiệc Tứ phủ : Các ngày tiệc Tứ phủ trong tháng 2 âm lịch
Có thể nói, trong tháng 2 âm lịch là tháng nhiều nhất các ngày khánh...
Những lưu ý, kinh nghiệm đi chợ Viềng Nam Định
Chợ Viềng (Phủ Dầy Nam Định) là một trong 7 điểm đến hấp dẫn nhất...
Xây dựng kế hoạch tổ chức Chợ Viềng Xuân 2023
Ngày 3/1/2023, Ban chỉ đạo Chợ Viềng huyện Vụ Bản đã họp xây dựng kế...
Thành lập Ban chỉ đạo Chợ Viềng Xuân năm 2023
Ngày 27 tháng 12 năm 2022, UBND huyện Vụ Bản đã có quyết định Số:...
Các ngày khánh tiệc Tứ phủ tháng 12 âm lịch
Tháng 12 âm lịch (tháng Chạp) – là tháng cuối cùng của một năm, hãy...
Chợ Viềng Nam Đinh 2023
Chợ Viềng Nam Định là phiên chợ truyền thống nổi tiếng và đặc sắc được...
Một số bản văn Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn còn là Chầu Đệ Nhị hoặc chầu bà...