Kẹo lạc là một thứ kẹo cổ truyền của một số dân tộc ở Đông Á làm từ lạc rang và đường mía.
Kẹo lạc phổ biến ở Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Ở các nước Nhật Bản và Triều Tiên, người ta cũng làm thứ kẹo lạc nhưng với hình thù và màu sắc khác với kẹo lạc ở Việt Nam và cũng không phổ biến như ở Việt Nam.
Đặc sản kẹo lạc Phủ Dầy
Nhìn chung, cách chế biến kẹo lạc có những công đoạn chung giữa các vùng đó là:
- Rang lạc nhân chín tới, sát sạch vỏ và giã nhỏ
- Đun chảy đường hoặc mật làm từ mía với mạch nha rồi cho lạc vào trộn đều. Một số nơi có thể cho thêm các phụ gia tạo mùi vào.
- Đổ hỗn hợp trên ra phản gỗ có tráng mỡ rồi dàn mỏng và phẳng.
- Cuối cùng là công đoạn cắt nhỏ thành từng chiếc kẹo. Có thể ngay khi kẹo còn đang nóng và chưa rắn lại thì dùng dao có phết mỡ để sắt. Hoặc, sau khi hỗn hợp nguội và rắn lại thì chặt ra thành từng miếng nhỏ. Kẹo cắt thành từng chiếc nhỏ rồi sẽ được rắc qua bột nếp cho thơm và quan trọng nhất là để cho đỡ dính vào nhau.
Kẹo lạc ăn giòn, bùi, ngọt. Ở Việt Nam, kẹo lạc ở Nam Định (kẹo Sìu Châu) là một trong những thứ kẹo lạc được nhiều người ưa thích nhất. Về với Phủ Dày, Nam Định, sau khi lễ Mẫu, quý khách có thể dễ dàng tham quan các cửa hàng bầy bán kẹo lạc, được trực tiếp xem các người thợ thủ công gia truyền trực tiếp chế biến sản xuất kẹo chắc chắn mỗi người đều chọn cho mình món quà quê hương đậm đà này. Thường được ăn và dùng chung với một ấm trà khô, với ấm trà và đĩa kẹo lạc sau mỗi bữa ăn gia đình, càng làm tăng thêm không khí ấm cúng, đầm ấm hạnh phúc của gia đình.
Với tôi ký ức tuổi thơ về món quà bình dân của quê hương này đó là cứ mỗi dịp lễ tết, cả làng nhà nào ít nhiều cũng làm cho mình một ít bánh kẹo, nhất là dịp Tết và Trung thu, các cửa hàng sản xuất bánh kẹo đều không ngớt khách vòng trong vòng ngoài. Tôi nhớ lắm, mẹ tôi thường cùng anh em chúng tôi bọc lạc, rang sầy vỏ rồi đem đi làm, và mỗi lúc đó nhà nọ lại hỏi nhà kia xem đã làm được kẹo lạc hay chưa. Nay đã lớn khôn, đi làm xa nhưng có dịp bố mẹ tôi vẫn thường làm bánh kẹo và gửi cho mỗi chúng tôi. Nhớ lắm cái hương vị đó, hương vị gia đình, hương vị quê hương.
>>> Xem thêm: Đặc sản bánh gai Nam Định
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official
Có thể bạn quan tâm
Tiểu sử Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy (chép theo Ngọc phả)
Chép theo ngọc phả thời tiểu sử Đức Thánh Mẫu Phủ Dầy thực là giản...
Những lưu ý khi thờ Đức Thánh Trần tại gia ?
Ở nước ta, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần tại gia từ lâu cũng đã...
Chùa Tiên Hương Phủ Dầy tổ chức đại lễ Phật đản năm 2022
Ngày 8/5/2022 (nhằm ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Dần), tại chùa Tiên Hương thuộc...
Sự tích Cô Chín Suối Rồng Đồ Sơn linh thiêng đất cảng
Đền Cô Chín Suối Rồng linh thiêng đất cảng từ lâu đã trở thành một...
Ngọc Hân Công chúa là ai và đền thờ ở đâu ?
Ngọc Hân Công Chúa sinh ngày 27/4/1770, người có mối tình đẹp với người anh...
Mẫu Thượng Ngàn Nhạc Tiên Sơn Lâm Công Chúa
Mẫu Thượng Ngàn Nhạc Tiên Sơn Lâm Công Chúa hay bà Chúa Thượng Ngàn là...
Bài cúng vào hè tại gia
Lễ cúng vào hè là một trong những nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng...
Thập nhị Tiên cô phối thờ trong hệ thống tứ phủ
Nội dung bài viếtThập nhị Tiên cô là ai ?Cô Cả Đệ Nhất/Cô Cả Núi...