Tục thờ Sơn Lâm Sơn Trang là một tục thờ của người Việt ra đời ngay từ thủa hồng hoang hình thành đất nước áng chừng khoảng hơn 2000 năm. Trong bài viết này, xin tổng hợp gửi tới bạn đọc một số thông tin hệ thống thần linh trong thần điện Sơn Lâm Sơn Trang.
Toà Sơn Lâm Sơn Trang
Tam Toà Sơn Trang (hay còn gọi là Tam Tòa Chúa Mường) bao gồm ba vị Chúa Sơn Trang, tương truyền xuất hiện từ thời Hồng Bàng.
- Sơn Trang Đệ Nhất: Thanh Sơn Đại Vương, Bạch Anh Quản Trưởng, Sơn Lâm Công Chúa, Lê Mại Đại Vương
- Sơn Trang Đệ Nhị: Diệu Tín Thiền Sư, La Bình Công Chúa
- Sơn Trang Đệ Tam: Diệu Nghĩa Thiền Sư, Quế Hoa Công Chúa
Đây là ba Chúa Sơn Lâm Sơn Trang có từ thời Vua Hùng, cả 3 ngôi này đều được coi là ba hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn. Bởi Mẫu Thượng Ngàn tại đền Bắc Lệ chính là La Bình Công Chúa; tại Đền Suối Mỡ chính là Quế Hoa Công Chúa, còn tại đền Đông Cuông là Lê Mại Đại Vương Công Chúa.
Mẫu Thượng Ngàn cai quản tam thập lục động, thập nhị tiên nàng, bát bộ sơn trang. Trong tòa Sơn Lâm Sơn Trang chia ra làm 12 chốn Mán, 12 chốn Mường, 12 chốn man di Thổ tộc cho nên mới gọi là tam thập lục động sơn lâm sơn trang, và 82 cửa rừng, 72 cửa biển, bát bộ sơn trang (8 tướng trai), thập nhị bộ tiên nàng (12 tướng gái) theo hầu Tam Toà Sơn Trang gồm có những nhóm như sau:
Lục Cung Lục Bộ Thánh Bà
Lục Cung Lục Bộ Thánh Bà là sáu vị Thánh Bà Lạng Sơn thừa hành Thánh Mẫu Thượng Ngàn Bắc Lệ
– Chúa Bà Sông Hóa
– Chầu Năm Suối Lân
– Chầu Lục Bắc Lệ
– Chầu Đồng Mỏ
– Chầu Mười Mỏ Ba
– Chầu Bé Đèo Kẻng
Bát Bộ Sơn Trang
Tương truyền, Mẫu Thượng Ngàn lấy ông họ Đỗ ở Đồng Đăng, hạ sinh được ông Đỗ Đống, Ông Đỗ Đống lấy bà Nguyễn Thị Tươi sinh ra 8 tướng phù giúp An Dương Vương, sau này hiển linh phù giúp Hai Bà Trưng và các đời Lý, Trần, Lê. Nhân dân ta gọi là Bát Bộ Sơn Trang, cai quản các lũng, các nương núi rừng.
Bát Bộ Sơn Trang bao gồm các tướng: Đỗ Trinh, Đỗ Triệu, Đỗ Hiệu, Đỗ Trung, Đỗ Bích, Đỗ Trương, Đỗ Cường, Đỗ Dũng.
>>> Xem thêm: Bát bộ Sơn Trang là ai ?
Thập Nhị Bộ Tiên Nàng
Thập Nhị Bộ Tiên Nàng (hay còn gọi là 12 cô Sơn Trang) là 12 thánh cô đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Các cô tuy đôi lúc có về ngự đồng; nhưng đây không phải 12 vị Tứ Phủ Thánh Cô.
>>> Xem thêm: Hệ thống Thập Nhị Tiên Nàng Sơn Trang
Bát Tộc Thổ Ty
Hoàng, Hà, Ma, Điếu, Nùng, Thái, Xá, Miêu là tám tộc người thiếu số ở miền núi.
Cách chuẩn bị lễ vật cúng ban Sơn Lâm Sơn Trang
Khi đến dâng hương ở các đền chùa nên sắm các mân lễ sơn lâm sơn trang chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi. Cỗ mặn mâm sơn trang gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn cúng sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15:
+ 15 con ốc, cua,
+ 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…
Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban Sơn Lâm sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang)
Phối thờ tòa Sơn Trang trong điện thờ Tứ Phủ
Việc phối thờ Sơn Lâm Sơn Trang trong cùng đền; phủ của tục thờ Tứ Phủ mang dấu ấn đậm nét tinh thần đoàn kết dân tộc giữa người Kinh đa số và các dân tộc thiểu số từ thời xa xưa. Điều đó muốn nói rằng đất nước Việt Nam là của chung mọi dân tộc Việt Nam và các dân tộc Việt đều thờ chung các vị thánh.
Sau khi giúp vua Lê thắng trận và được sắc phong. Hầu hết ở các đền và phủ đều có cung thờ Sơn Trang. Cung Sơn Trang (hay còn gọi Động Sơn Trang) thường được bài trí là một động đá có Chúa Sơn Trang và các Cô Sơn Trang ngự.
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube
Có thể bạn quan tâm
Phủ Chính Phủ Dầy thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát vô...
Khải Thánh Từ Phủ Dầy thờ Thánh Tổ, Thánh Phụ sinh ra Đức Thánh Mẫu thần chủ
Khải Thánh Từ Phủ Dầy tức Đền Khải Thánh, tục hiệu Phủ Tổ ở Giáp...
Đền Công Đồng Phủ Dầy
Đền Công Đồng Phủ Dầy là một ngôi đển nguy nga, bề thế, cung phủ...
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) thờ Mẫu Thoải – Cô Chín
Đền Giếng Phủ Dầy (Thủy Tiên Từ) dân thường gọi là đền Mẫu Thoải –...
Lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ Chính hội Phủ Dầy năm 2024
Tiếp nối chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sáng ngày 14/4, (tức mùng...
Liên hoan nghệ thuật hát Chầu Văn tại Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội Phủ Dầy năm 2024, sau lễ khai...
Hình ảnh khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11/4/2024, tức ngày mùng Ba tháng Ba năm Giáp Thìn, tại sân vận...
Chính thức Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2024
Tối ngày 11 tháng 4 (tức mồng 3 tháng 3 âm lịch), tại sân vận...