Hầu đồng vào những dịp nào trong năm ?

Đối với mỗi thanh đồng hàng năm vào các dịp lễ tiết quan trọng thường tổ chức một vài vấn hầu để tạ ơn tiên thánh. Vậy hầu đồng vào những dịp nào trong năm ?  hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp tới các thanh đồng đạo quan xa gần một số thông tin về các dịp lễ tiết quan trọng trong năm để từ đó quyết định lựa chọn ngày đẹp để ra hầu tiên thánh.

hầu đồng

 

Hầu đồng vào những dịp nào trong năm ?

Hầu Thương nguyên là lễ tiết đầu tiên trong năm, dịp này thường tổ chức trong tháng Giêng khi vừa tiết Xuân sang, đây là thời điểm quan trọng để các thành đồng đạo quan tổ chức hầu, canh hầu mang tính chất cầu đảo bình an cho cả năm đối với thanh đồng cũng như các con nhang đệ tử.

Hầu vào hè, dịp lễ tiết này thường được tổ chức vào tháng Tư, mục đích là cầu mát, tránh ôn dịch, cầu mong cho nhân vật bình an, nhân khang vật thịnh trong ba tháng hè.

Hầu ra hè tổ chức vào tháng Bảy, về mốc thời gian, đây là mở đầu cho nửa năm cuối, bởi theo quan niệm dân gian của người xưa thì “ Xuân thường thu tự”.việc tế lễ quan trong như đầu năm là để cầu mong ,còn nửa cuối năm cuối cũng sẽ được bình an khang thái . Vả lại trong ba tháng mùa thu có rất nhiều dịp đản nhật và hóa nhật của các chư vị tiên thánh (như ngày tháng Tám là ngày đản nhật Đức Thánh Mẫu Thần chủ, 20 tháng Tám là hóa nhật của Đức Thánh Trần..).

Hầu tất niên (tháng Chạp), mang ý nghĩa sau một năm moi người được bình an nên lễ tạ Phật Thánh, điều này cũng thể hiên nét nhân văn trong suy nghĩ của người Việt Nam là có trước có sau, luôn tri an công đức.

Bốn tiết lễ nói trên trong một năm chủ yếu là các đồng đền, đồng điện thay mặt con nhang đệ tử hầu, còn các thanh đồng có điều kiện thì cũng tham gia hầu cũng được, không sao.

Ngoài ra thanh đồng có thể hầu đồng vào những dịp nào khác trong năm ?

 

Ngoài các dịp lễ tiết chính ở trên, các thanh đồng có thể tổ chức hầu đồng vào các dịp đản nhật, hóa nhật của các vị Tiên Thánh, như 12 tháng Hai (âm lịch) là tiệc Mẫu Tuyên Quang, 15 tháng Hai (âm lịch) là đản nhật Quan lớn Tuần Tranh, 21 tháng Hai (âm lịch) là tiệc Mẫu Sòng Sơn, 3 tháng Ba (âm lịch) là hóa nhật Mẫu Phủ Dầy, 25 tháng Năm (âm lịch) là hóa nhật Quan lớn Tuần Tranh, 24 tháng Sáu (âm lịch) là đản nhật Quan lớn Đệ Tam… Những dịp này, ngoài các vị đồng đền, đồng điện hầu, thì các thanh đồng hầu cũng rất nhiều, còn hầu vào tiệc của vị Thánh nào là tùy thuộc vào hoàn cảnh khách quan, chủ quan cả về tâm linh và kinh tế của từng thanh đồng. Hầu những dịp này có ý nghĩa cung chúc Thánh thọ vô cương và cầu bình an cho gia đình và cộng đồng.

hầu đồng

 

Trường hợp hầu đột xuất nếu nhà đền hoặc bản thân thanh đồng có việc lớn, như làm đền, lập điện, khánh tán lạc thành, trước hoặc sau việc hiếu, hỷ có thể hầu trình hoặc hầu tạ. còn nếu vào tất cả các dịp lễ tiết trên thanh đồng nào chưa có điều kiện để hầu ( lý do kinh tế, sức khỏe, thai sản…), thì cũng không bắt buộc song nên có vàng, sớ lễ đơn giản đến chốn tổ lễ, với nội dung sám hối cầu bình an, hoặc giả trong nhà có việc hiếu ( Đại tang) thì bắt buộc thanh đồng không được hầu song phải có lễ sám hối như trên.

 

Tham khảo “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ – Chốn thiêng nơi cõi thực”- của Thạc sĩ Trần Quang Dũng

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *