Đền Quan Lớn Phủ Dầy

Đền Quan Lớn hay còn gọi là đền Công Núi hoặc Đền Quan Lớn Đệ Tam , tựu chân núi Ngăm thuộc xóm 4 thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một trong số các di tích thuộc Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy.

 

đền quan lớn

Đền Quan Lớn Phủ Dầy

Theo truyền thuyết xưa kia thì nơi đây thờ “Hữu Sơn Thần” (Thần núi). Do vậy trong cung cấm có ban thờ Sơn Thần tượng bằng đồng cao khoảng 90 cm, đầu đội mũ cánh chuồn, mặc long cổn với nhiều hoạ tiết trang trí như rồng long mã. Một tay để trên đầu gối, tay phải như đang dữ ấn. Dân gian tôn vinh ngài là bậc quang minh chính đại: “Đại đức quang minh”.Trong đền còn có một đôi câu đối :

“Đức bố quận phương nhân dân đồng ngưỡng vọng
Uy linh tứ bảo kim cổ cộng tri danh”

(Ân đức rộng khắp gần xa, mọi người cùng trông đợi
Uy linh lừng bốn biển xưa nay danh tiếng vẫn còn truyền).

Trên ban có bài vị riềm chạm hoa chanh cùng hoạ tiết tứ linh thế kỉ 19 rất tinh vi, có hàng chữ: “Đương cảnh thành hoàng Hữu Sơn Thần, thần vị”. Cung đệ nhị, đệ Tam thờ quam Lớn Đệ Tam cùng các vị trong hệ Tứ Phủ, Quan Lớn Đệ Tam hay còn gọi là Vương quan, theo truyền thuyết cũng như văn chầu thì ông là con của Bát Hải Long Vương, tiền thân ông là một vị tướng tài thời Hùng vương đánh giặc giúp nước, giúp dân khi gặp thuỷ nạn, vì vậy trong văn chầu có đoạn như sau:

“Sơn xuyên dục tú, hà hải chung linh
Quan Lớn Đệ Tam con vua Bát Hải Động Đình
Tên danh hiệu Đệ Tam Hoàng Thái tử
Văn thần cẩm tú, võ tòng ông lớn lược thao
Bởi dung tướng mạo anh hào
Đại trung chính, tài cao quán cổ… “

Tại cung thờ quan lớn Đệ Tam có đôi câu đối như sau:

“Nguyện giả chân thành Vương quan đa giáng phúc
Cầu chi tất ứng Thần đức tối uy linh”
(Nguyện ước thành sự, nhờ Vưong quan ban nhiều phúc
Cầu tất ứng nghiệm là nhờ Thánh đức uy linh)

Lại có một đại tự trong đền ghi:

“Nam Hải ân thâm” (Ân đức sâu như biển Nam )
“Thần linh khắc tướng” (Thần thiêng liêng hiển hiện rõ rệt)

Đền Quan Lớn thờ Hữu Sơn Thần, các vị trong Tứ Phủ, như Ngũ Vị Tôn Quan, ông Hoàng Bẩy, ông Hoàng Mười, lại có lầu Cô, Cậu theo hệ điện thần tứ Phủ, thể hiện ước sống bình yên dù trên rừng núi hay dưới biển cúng được sự độ trì. Do vậy Đền Quan cũng là một điểm quan trọng trong di tích quần thể Phủ Dầy.

 

Xem thêm:

Đền Đức Thánh Trần Phủ Dầy

Đền Đức Vua Phủ Dầy

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *