Có những chợ Viềng nào tại Nam Định

Chợ Viềng từ lâu đã nổi tiếng như một địa chỉ cầu may đầu năm đối với đông đảo du khách thập phương xa gần. Vậy có những chợ Viềng nào tại Nam Định và chợ Viềng nào là chợ chính, hy vọng bài viết bên dưới đây sẽ giúp du khách hiểu hơn về đặc sản nổi tiếng này của Nam Định.

>>> Xem thêm: Nhộn nhịp phiên Chợ Viềng Xuân Canh Tý năm 2020

Cư dân đồng bằng bắc bộ từ lâu đã có câu ca rằng

Mùng một là tết ở nhà

Mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy

Mùng bốn chơi chợ Quản Linh

Mồng năm chợ Trình, mồng sáu chợ Gôi

Chỉ ngày mồng bảy thì thôi

Sang ngày mồng tám đi chơi chợ Viềng

Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày mùng 8 Tết hàng năm là chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) lại họp phiên, được xem là chợ độc đáo và thể hiện văn hóa tín ngưỡng rõ rệt của cư dân Việt ở miền Bắc, mở chính thức vào ngày mồng 8, nhưng ngay từ chiều ngày mồng 7 tháng Giêng đã có rất nhiều người ở khắp các địa phương mang hàng hóa về bày bán. Câu ca dao cổ còn lưu truyền đến ngày nay:

“Chợ Viềng năm có một phiên

Để cho trai gái tốn tiền trầu cau”

Như lời mời gọi du khách gần xa dừng chân du xuân chợ Viềng Nam Định cho dù dẫu chưa một lần tường tận gốc tích của phiên chợ độc đáo này! . Trước đây, Nam Định có tới bốn chợ Viềng cùng tồn tại, đó là chợ Viềng Phủ Dầy (Vụ Bản), chợ Viềng Nam Giang (Nam Trực), chợ Viềng Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hưng) và chợ Viềng Mỹ Trung (Mỹ Lộc) nhưng bây giờ thu hút du khách nhiều nhất vẫn là chợ Viềng Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) còn được gọi là chợ Viềng Phủ và chợ Viềng Nam Trực. Mỗi chợ đều có nét độc đáo riêng nhưng tựu chung đây là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng đầu xuân của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước từ xa xưa.

Đến với phiên chợ đầu năm, khách thập phương dễ nhận thấy tại đây bày bán đa phần là các sản phẩm nông nghiệp từ cái cày, cái cuốc cho đến cơ man nào là giống cây, giống con, đồ cổ và cả đồ giả cổ. Điều làm nên nét duyên của phiên chợ Viềng xuân chính là ở ý nghĩa cầu may trong năm mới, mong muốn sản xuất gặp mưa thuận, gió hòa, làm ăn phát đạt quanh năm. Bên cạnh đó, đi chợ cũng là một thú vui, được sống trong không khí mà cả người bán và người mua đều rất vui vẻ. Đắt rẻ không còn quan trọng, miễn là mua được thứ mình ưng ý nhất.

Về chợ Viềng, ai cũng muốn mua được cây, mua được may mắn. Người thành phố chọn mua cây hoa, cây thế, người ở các miền quê thỏa thê tìm kiếm các giống cây đặc sản như nhãn lồng, vải thiều, quýt không hạt…Người mua cũng để cầu may mà người bán cũng vậy, chính vì lẽ đó mà nhiều du khách ở thành thị sẽ hết sức ngạc nhiên khi thấy trong phiên chợ bày bán cả những dụng cụ nông nghiệp đã qua sử dụng. Dù mua hay không mua nhưng họ đều tặng nhau những nụ cười ,những câu nói tươi tắn ngày xuân.

Chợ Viềng Nam Định

Du khách tham quan chợ Viềng

Với người dân Nam Định, đi chơi chợ Viềng đầu năm đã trở thành một thói quen không dễ gì thay đổi được, những bạn trẻ thì coi đây là chuyến du xuân tuyệt vời trong năm. Uớc tính phiên chợ này hàng năm thu hút không dưới hàng chục nghìn người từ Hà Nội về, từ Hải Phòng sang, từ Ninh Bình, Thanh Hóa ra để được đắm chìm trong lung linh, huyền diệu của chợ Viềng xuân. Khách thập phương thường lấy lộc kết hợp luôn cả đi lễ chùa, lễ phủ vì ở Viềng Nam Trực có chùa Đại Bi thờ Từ Đạo Hạnh còn Viềng Vụ Bản có phủ thờ thánh mẫu Liễu Hạnh, một trong “Tứ bất tử” được truyền tụng trong dân gian cả ngàn đời nay.

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *